Quảng Ninh khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo động lực và nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững
Với lợi thế là địa phương có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có đủ địa hình đồng bằng, trung du, đồi núi, biển, biên giới và hải đảo, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh có vai trò quan trọng và đặc biệt cấp thiết, mang ý nghĩa chiến lược lâu dài để góp phần phát triển nhanh và bền vững, đưa Quảng Ninh trở thành “nơi cần đến và nơi đáng sống” trong bối cảnh hiện nay.
Nằm ở phía Đông Bắc của đồng bằng sông Hồng, tỉnh Quảng Ninh với diện tích đất liền hơn 6.100 km2 và trên 6.000 km2 mặt biển, dân số khoảng 1,34 triệu người, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có đủ địa hình đồng bằng, trung du, đồi núi, biển, biên giới, hải đảo, được ví như “một Việt Nam thu nhỏ”, hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Có thể thấy, tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng; là một trong ba cực tăng trưởng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; là địa phương duy nhất của cả nước có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, cửa ngõ giao thương quan trọng và sôi động của Việt Nam với ASEAN. Tỉnh Quảng Ninh giàu tiềm năng du lịch, có Vịnh Hạ Long là Di sảnthiên nhiên thế giới và Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, nơi phát sinh trường phái Trúc Lâm với Phật hoàng Trần Nhân Tông. Với nền văn hóa phong phú, Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng. Người dân Quảng Ninh có truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên cường, “kỉ luật, đồng tâm”, là một trong những cái nôi của phong trào công nhân, nơi rèn luyện và giác ngộ ý thức giai cấp cho các chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Trong những năm vừa qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bám sát nguyên tắc, phương thức lãnh đạo của Đảng và triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh toàn diện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ của Trung ương và phát huy bản lĩnh, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần năng động, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tích cực chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, đạt những thành tựu ấn tượng. GRDP tăng trưởng 2 con số trong 7 năm liên tiếp trong giai đoạn 2016 - 2022, trong đó, năm 2022 đạt 10,28%. Quy mô kinh tế tăng nhanh, hết năm 2022 ước đạt 269 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt trên 8.200 USD, gấp đôi bình quân chung cả nước. Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm giải quyết tốt, hài hòa các vấn đề xã hội, đặc biệt trong phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh và công bằng, tiến bộ xã hội; nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh.
Thực hiệnNghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Kết luận số 76-KL/TW, ngày 4-6-2020, của Bộ Chính trị (khóa XII)“Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW”, Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 9-3-2018, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, đặc biệt Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh xác định “xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp khoảng cách giàu nghèo”là một trong 3 khâu đột phá chiến lược. Thông qua đó, giành nhiều nguồn lực, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để tập trung thực hiện và đã đạt được kết quả quan trọng sau:
Một là, bảo tồn và phát triển văn hóa mang bản sắc của Quảng Ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa được cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm. Tỉnh Quảng Ninh đã rà soát, khảo cổ, sưu tầm, khoanh vùng 638 di tích, trong đó có 6 di tích quốc gia đặc biệt; 58 di tích quốc gia; 92 di tích cấp tỉnh; 482 di tích được kiểm kê phân loại. Thực hiện trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đối với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều, di tích đền Cửa Ông và nhiều di tích danh thắng khác trong toàn tỉnh, với nguồn kinh phí trên 4.000 tỷ đồng, chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hóa. Các di tích lịch sử được trùng tu, tôn tạo ngày càng đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân, du khách tìm hiểu lịch sử, văn hóa và con người Quảng Ninh.
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã và đang phối hợp chặt chẽ với tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Giang triển khai lập hồ sơ khoa học “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc” đề nghị UNESCO công nhận Di sản thế giới, đưa Yên Tử trở thành địa danh nổi tiếng toàn cầu, mở ra cơ hội lớn trong giao lưu, hội nhập, phát triển văn hóa, du lịch. Đồng thời, tích cực đẩy mạnh công tác lập hồ sơ công nhận Bảo vật quốc gia, đến nay tỉnh đã có 13 di vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia.Quảng Ninh cũng là tỉnh đi đầu và sớm hoàn thành tổng kiểm kê 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thểvới 362 di sản, trên cơ sở giá trị đặc biệt, nổi trội, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo lập hồ sơ đề nghị và được công nhận 7 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; di sản Then - nghi lễ của người Tày Bình Liêu cùng với 10 tỉnh trong cả nước có di sản Then đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Chú trọng phục dựng lại nhiều loại hình văn hóa dân gian tiêu biểu của từng địa phương, từng vùng, các làng nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là văn hóa của các dân tộc thiểu số đã được phục dựng và phát huy giá trị, như Tục hát “đúm” trên biển làng chài Cửa Vạn; hát Nhà tơ, hát múa Cửa đình; lễ hội Cấp sắc của dân tộc Dao, lễ Đại phan của người Sán Dìu; lễ hội Xuống đồng; lễ hội Lồng Tồng... Trong đó, nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống đã trở thành sản phẩm văn hóa phục vụ khách du lịch, nhưhát chèo, múa rối truyền thống khu du lịch làng quê Yên Đức; Khu du lịch Quảng Ninh Gate (Đông Triều); hát Đối, hát Giao duyên trên thuyền của cư dân làng chài Cửa Vạn (thành phố Hạ Long); Hát Then của người Tày, hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ (huyện Bình Liêu và Tiên Yên); Chương trình du lịch “Cốc Cốc đảo Hà Nam” cùng điệu hát Đúm ở đảo Hà Nam (thị xã Quảng Yên); Hát Nhà tơ, hát múa Cửa đình ở Vạn Ninh (thành phố Móng Cái)... Phục dựng nhiều thôn, làng, bản xây dựng, phát triển trở thành “bảo tàng sống” như Bản Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, thành phố HạLong; Bản văn hóa người Dao, thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ.
Các lễ hội truyền thống cũng dần được bảo tồn gắn với các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong lễ hội. Đến nay, toàn tỉnh có 119 lễ hội, trong đó điển hình, như lễ hội Yên Tử, lễ hội đền Cửa Ông, lễ hội Tiên Công, lễ hội chùa Lôi Âm, lễ hội đình Lục Nà, lễ hội đình Đầm Hà, lễ hội đình Làng Dạ, lễ hội đình Trà Cổ, lễ hội chùa Quỳnh Lâm, lễ hội chùa Cái Bầu, lễ hội chùa Ba Vàng, lễ hội đình Quan Lạn... Nhiều lễ hội mới được xây dựng thành sản phẩm văn hóa đặc sắc, vừa bảo tồn được di sản văn hóa, vừa tạo thành sản phẩm văn hóa đặc trưng, riêng có của tỉnh Quảng Ninh, như lễ hội Carnaval, lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử, lễ hội hoa Sở, lễ hội trà hoa Vàng…
Hai là, tập trung xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa lớn gắn với mô hình quản lý tự chủ và xây dựng đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ nhân dân, phục vụ du khách.
Tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm, dành nguồn lực để đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thốngthiết chế văn hóa, thể thao; đến nay, đã có những công trình văn hóa cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhưBảo tàng - Thư viện - Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh, Cung văn hóa thiếu nhi, Công viên hoa Hạ Long, Quảng trường 30/10, Cột Đồng hồ Hạ Long, Cụm thông tin cổ động tại Mũi Sa Vĩ, Trung tâm thể thao Đông Bắc, Khu liên hợp thể thao tỉnh. Các thiết chế văn hóa cấp tỉnh đã dần đáp ứng tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao cấp quốc gia, quốc tế và khu vực như SEA Games 31, Liên hoan Xiếc quốc tế, Liên hoan các ban nhạc quốc tế,... góp phần tạo nên hình ảnh của Quảng Ninh, khẳng định vị thế của một tỉnh phát triển mạnh và bền vững.
Cùng với sự đầu tư của tỉnh, cơ bản các địa phương trên địa bàn tỉnh đã quan tâm dành nguồn lực, từng bước thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tạo diện mạo mới trong phát triển hệ thống hạ tầng, không gian văn hóa ở các địa phương, bảo đảm phục vụ tổ chức các sự kiện quan trọng, các hoạt động phong trào văn hóa, thể thao trên địa bàn. Đến nay, toàn tỉnh có 13/13 địa phương cấp huyện có Trung tâm Truyền thông và Văn hóa; có 2/12 Trung tâm Văn hóa Thể thao đạt chuẩn (Đông Triều, Cẩm Phả); có 10/13 sân bóng đá (1 sân Cẩm Phả đạt tiêu chuẩn); 61/177 địa phương cấp xã có nhà văn hóa (trong đó 43/61 nhà văn hóa đạt chuẩn); 87/177 xã thành lập Trung tâm Văn hóa Thể thao. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, xây dựng thiết chế văn hóa trong 5 năm qua (2018-2022) là 1.240.701 triệu đồng (trong đó, cấp huyện 723.475 triệu đồng, cấp xã 517.226 triệu đồng).
Ba là, đầu tư phát triển một số sản phẩm văn hóa,du lịch truyền thống và hiện đại tiềm năng.
Để phát huy tiềm năng, nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều biện pháp, chú trọng chất lượng, có cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển du lịch theo hướng bền vững; thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào Quảng Ninh nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng cao, nổi bật là chuỗi các hoạt động vui chơi, giải trí tại Công viên Sunworld Hạ Long, khu nghỉ dưỡng khoáng nóng tại thành phố Cẩm Phả; chuỗi các khách sạn, resort đẳng cấp quốc tế, sân golf; các trung tâm thương mại, cùng với nhiều tổ hợp công trình văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí. Tập trung xây dựng “thương hiệu” sản phẩm văn hóa (văn hóa bản sắc dân tộc và văn hóa ẩm thực), phát triển 456 sản phẩm OCOP “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Tổ chức nhiều hoạt động du lịch sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa ẩm thực vớicác làng nghề văn hóa thủ công truyền thống, như gốm sứ (thị xã Đông Triều), đan ngư cụ, đóng tàu vỏ gỗ (thị xã Quảng Yên), nuôi cấy ngọc trai (huyện Vân Đồn)...Hình thành tuyến phố đi bộ tại một số địa phương (Móng Cái, Tiên Yên, Hải Hà, Hạ Long, Cô Tô,…) và khu vui chơi, giải trí riêng biệt dần từng bước góp phần phát triển một số sản phẩm văn hóa đặc trưng, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách đến với Quảng Ninh, từng bước phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa.
Bốn là, đẩy mạnh phát triển văn học, nghệ thuật Quảng Ninh theo hướng khuyến khích, phát triển, thu hút tài năng.
Để khuyến khích, thu hút các tài năng văn hóa,nghệ thuật, thể thao, tỉnh Quảng Ninh ban hành “Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020”,Đề án “Xây dựng đội ngũ làm công tác văn học nghệ thuật tỉnh giai đoạn 2011-2015 định hướng 2020”. Hằng năm, tỉnh Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát hiện, bồi dưỡng tài năng về văn hóa, nghệ thuật (Hội thi giai điệu tuổi hồng, Họa mi vàng, Hội diễn nghệ thuật quần chúng…). Công tác xây dựng, phát triển hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh được quan tâm, đến nay đã có 550 hội viên (năm 2018 có 537 hội viên) và trên 600 văn nghệ sĩ, trong đó, nhiều nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sỹ, ca sĩ, diễn viên thành danh được công chúng cả nước mến mộ;hằng năm, các văn nghệ sĩ Quảng Ninh đã sáng tác thêm trên dưới 1.000 tác phẩm, có gần 300 tác phẩm, đầu sách được công bố, xuất bản. Toàn tỉnh có gần 2.000 câu lạc bộ văn nghệ, thể thao hoạt động tại nhà văn hóa xã, phường, thị trấn; thôn, làng, bản, khu phố, đóng góp vào phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao của tỉnh. Các câu lạc bộ tích cực tham gia các hoạt động hội thi, hội diễn các cấp tổ chức thường niên ở 3 cấp xã, huyện và tỉnh. Thông qua đó nổi lên nhiều hạt nhân, đóng góp cho phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao của tỉnh.
Công tác lập hồ sơ, phát triển các nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và các nghệ sĩ đề nghị Chủ tịch nước, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận được duy trì hằng năm; các nghệ nhân, nghệ sĩ được công nhận ngày càng tăng về số lượng, chất lượng, đến nay đã có 32 nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (trong đó có 1 nghệ nhân nhân dân, 31 nghệ nhân ưu tú); 59 nghệ nhân dân gian Việt Nam; 2 nghệ sỹ nhân dân; 17 nghệ sỹ ưu tú; 129 nghệ sỹ vùng Mỏ.
Năm là, xây dựng chuẩn mực ứng xử của người Quảng Ninhgắn với xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh.
Nhằm hướng tới xây dựng con người Quảng Ninh với các đặc trưng Năng động - Sáng tạo - Hào sảng - Lành mạnh - Văn minh - Thân thiện, ngày 30-11-2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 3504/QĐ-UBND về việc ban hành Quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, các địa phương ban hành các quy tắc ứng xử gắn với bản sắc của từng địa phương nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; ý thức tuân thủ pháp luật.Đồng thời, xây dựng các tiêu chí cụ thể đối với các danh hiệu thi đua, xây dựng nếp sống và văn hóa ứng xử nơi công cộng có hiệu quả, thiết thực. Toàn tỉnh ước có 99,7% số đám cưới và 99,6% số đám tang thực hiện tốt nếp sống văn minh; có 1.452 thôn, khu phố đã xây dựng quy ước, hương ước; có 71,4% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, 62,2% dòng họ đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”, 82% cộng đồng đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập”, có 309 hội, hơn 2.500 chi hội, gần 1.400 ban khuyến học với tổng số gần 400.000 hội viên, chiếm 32% dân số toàn tỉnh.
Việc xây dựng môi trường văn hóa từ gia đình đến cộng đồng dân cư được quan tâm; tập trungxây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, cơ sở thờ tự tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực. Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân loại bỏ dần các yếu tố mê tín, dị đoan, các hủ tục lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, tôn giáo, tín ngưỡng được triển khai có hiệu quả. Trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã xây dựng thành công nhiều làng, thôn, bản văn hóa, góp phần tích cực đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trong thôn, bản. Công tác rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hương ước, quy ước được các địa phương duy trì và thực hiện hiệu quả.Đời sống văn hóa tại các vùng dân tộc thiểu số, có chiều hướng phát triển tốt; các tôn giáo hoạt động phát huy vai trò cầu nối trong việc tuyên truyền, vận động tín đồ, giáo dân, phật tử, nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng cơ sở thờ tự thành trung tâm văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng lành mạnh phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho tín đồ, giáo dân, phật tử, nhân dân.
Để phát huy giá trị văn hóa, con người, tạo động lực và nguồn lực quan trọng cho tỉnh Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững, trong thời gian tới cần xác định một số nhiệm vụ trọng yếu sau:
Thứ nhất, bám sát, thực hiện hiệu quả các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV;Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23-11-2022, của Bộ Chính trị “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.Đặc biệt, cụ thể hóa bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11-2021, trong đó tiếp tục nhấn mạnh văn hóa “soi đường cho quốc dân đi”, phải “coi văn hóa ngang bằng với phát triển kinh tế”, khẳng định văn hóa là “sức mạnh mềm” của đất nước trong tiến trình hội nhập và phát triển,…; đồng thời, thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tỉnh Quảng Ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 80/QĐ-TTg, ngày 11-2-2023, “Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trong lĩnh vực văn hóa, con ngườitỉnh Quảng Ninh tiếp tục xác định các chỉ tiêu, nhiệm vụ và các khâu đột phá trọng tâm để phát triển: “Văn hóa, con người là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng phục vụ cho sự phát triển bền vững của tỉnh”, “Xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp khoảng cách giàu nghèo”; xây dựng Quảng Ninh với những đặc trưng: “Môi trường văn minh - Kinh tế phát triển - Hành chính minh bạch- Văn hóa đặc sắc- Nhân dân hạnh phúc”.
Thứ hai, bảo tồn và phát triển văn hóa mang bản sắc của Quảng Ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, dành nguồn lực cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản;thực hiện quy hoạch chi tiết các di tích trọng điểm, có lợi thế để gắn với hoạt động du lịch, nhất là các di tích quốc gia đặc biệt. Hoàn thiện hồ sơ đề cử UNESCO công nhận Quần thể di tích và danh thắng “Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc” là Di sản thế giới; Di tích Thương cảng Vân Đồn, Đình Trà Cổ được Thủ tướng Chính phủ công nhận Di tích quốc gia đặc biệt. Bảo tồn các thôn, làng, bản phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.
Thứ ba, tập trung phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có tính đặc trưng, thế mạnh của tỉnh, như du lịch biển, đảo; du lịch biên giới; du lịch văn hóa, tâm linh; du lịch sinh thái, cộng đồng; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh,… cùng với phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch truyền thống và du lịch hiện đại.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý di sản văn hóa và khai thác du lịch.
Thứ tư, tăng cường quảng bá, xúc tiến và phát triển thị trường khách du lịch đến với Quảng Ninh. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch Quảng Ninh gắn với hình ảnh “Nụ cười Hạ Long”; chủ động xây dựng nội dung thông tin, xúc tiến quảng bá với các hình thức phù hợp, cùng với đó tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù, độc đáo riêng có của từng di sản văn hóa, kết hợp với cách tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp, an toàn, tạo được ấn tượng tốt đẹp và sự hài lòng của du khách.
Thứ năm, tập trung xây dựng Đề án thí điểm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Quảng Ninh nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài, trong nước đầu tư các sản phẩm nghệ thuật, giải trí. Mục tiêu đặt ra là gia tăng giá trị của các các phẩm công nghiệp văn hóa, nhất là các ngành nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo, phấn đấu đóng góp 7% GDP;mức tăng trưởng hằng năm trung bình đạt 7%; thành phố Hạ Long phấn đấu trở thành Thành phố sáng tạo thuộc Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO.
Thứ sáu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa các cấp, phát huy hiệu quả các công trình đã đầu tư,như Cụm công trình Bảo tàng - Thư viện tỉnh - Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh, Khu liên hợp thể thao tỉnh,Cung Văn hóa thanh thiếu nhi; đầu tư xây dựng mới và sửa chữa, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất các trung tâm văn hóa - thể thaocấp huyện, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Thứ bảy, chú trọng một số chính sách liên quan đến xây dựng và phát triển văn hóa, con người, trong đó tập trung hoàn thiện chính sách, xây dựng Trường Đại học Hạ Long trở thành “nôi” đào tạo, ươm mầm những tài năng đỉnh cao đóng góp cho phong trào nghệ thuật./.
PHÁT BIỂU ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC: “Quảng Ninh nhận diện và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững”  (30/09/2023)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô  (30/09/2023)
Kỳ họp thứ tám của Hội đồng Lý luận Trung ương  (30/09/2023)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp