Thực hiện một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng
Thực hiện Chỉ thị 28/2008/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8-9-2008 về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Trung ương (Ban Chỉ đạo 127 T.Ư) vừa có công văn yêu cầu các đồng chí ủy viên Ban chỉ đạo của các bộ, ngành thành viên và Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng.
Chỉ thị cũng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của các lực lượng chức năng quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và khắc phục tình trạng chồng chéo (thậm chí, xung đột đối với các hành vi vi phạm) về chế tài xử lý, đề xuất những biện pháp xử lý mạnh kiên quyết, mang tính răn đe cao.
Chỉ đạo Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 127 T.Ư sớm nghiên cứu, đề xuất các phương án đấu tranh ngăn chặn triệt để nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, nhất là những mặt hàng thiết yếu lưu thông trên thị trường; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của lực lượng kiểm tra, kiểm soát.
Ban Chỉ đạo 127 địa phương phối hợp các cơ quan chức năng khẩn trương xây dựng phương án và thực hiện kiểm tra cụ thể đối với những mặt hàng trọng điểm như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, vật nuôi, dược phẩm, mỹ phẩm và một số mặt hàng thực phẩm công nghiệp (sữa, rượu, bia, bánh kẹo, nước giải khát); tổ chức đấu tranh kiên quyết nhằm ngăn chặt triệt để tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng từ khâu sản xuất, nhập khẩu, phân phối và lưu thông trên thị trường, phù hợp với đặc điểm thị trường ở từng địa phương, từng khu vực; xử phạt kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm, kể cả việc áp dụng các biện pháp mạnh như đình chỉ kinh doanh, rút giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề; xem xét khởi tố hình sự đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi nhập khẩu hàng giả, sản xuất, kinh doanh hàng giả trong nội địa mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả rất xấu đối với sản xuất và đời sống của nhân dân, gây tâm lý bất an trong xã hội để nâng cao tính răn đe./.
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 33,3%  (19/09/2008)
Nỗ lực sử dụng Liên hợp quốc thao túng chính trường đang thất bại  (19/09/2008)
FAO: Gần 1 tỉ người đói do khủng hoảng lương thực  (19/09/2008)
FAO: Gần 1 tỉ người đói do khủng hoảng lương thực  (19/09/2008)
5 ngân hàng trung ương bơm 180 tỉ USD vào thị trường  (19/09/2008)
Tổng thống Nga: Quan hệ Nga - U-crai-na cần được đẩy mạnh  (19/09/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên