Các biện pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế
Thường trực Chính phủ nhất trí dành phần lớn gói kích cầu 1 tỉ USD để hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay lưu động cho các thành phần kinh tế duy trì sản xuất…
Ngày 15-1, Thường trực Chính phủ đã họp và quyết định các chính sách cụ thể nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảm an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 30 của Chính phủ.
Chính phủ nhất trí từ ngày 1-1-2009, các thành phần kinh tế vay vốn lưu động sẽ được Chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay và tất cả các hộ nghèo trong cả nước sẽ được hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/hộ để đón Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu.
Trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của các bộ, ngành Trung ương và ý kiến thảo luận tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ nhất trí dành phần lớn gói kích cầu 1 tỉ USD, tương đương 17.000 tỉ đồng để hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay lưu động cho các thành phần kinh tế tiếp cận vốn vay để duy trì sản xuất, kinh doanh,đẩy mạnh xuất khẩu và bảo đảm việc làm.
Các doanh nghiệp vay vốn để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, kinh doanh bất động sản, chứng khoán… không thuộc diện được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn. Cùng với chính sách miễn, giảm, hoãn, hoàn thuế, điều chỉnh chính sách thuế, hạ lãi suất cơ bản đã được thực hiện trong thời gian qua, quyết định hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay lưu động cho các thành phần kinh tế của Chính phủ sẽ có tác dụng lan tỏa trực tiếp trong toàn xã hội.
Đây là cơ hội lớn cho các thành phần kinh tế tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp để duy trì hoạt động, bảo đảm việc làm cho người lao động. Chính phủ khẳng định sẽ tiếp tục tính toán hạ lãi suất cơ bản phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Cho ý kiến về cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các bộ, ngành cho rằng, đối tượng được bảo lãnh vay vốn phải là các doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 20 tỉ đồng và 500 lao động trở lên và doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất tại các làng nghề, thu mua, tạm trữ nông, lâm, thủy sản để xuất khẩu và các đối tượng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Các doanh nghiệp này sẽ được bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh; không bảo lãnh tín dụng cho những ngành nghề không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất hữu hình như tư vấn, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí… Chính phủ sẽ cấp 200 tỉ đồng để Ngân hàng phát triển Việt Nam hình thành vốn ban đầu cho Quỹ bù đắp rủi ro khi bảo lãnh tín dụng.
Về chăm lo cho người nghèo trong dịp Tết Nguyên Đán, Chính phủ thống nhất tạm ứng khoảng trên 3.800 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2009 để hỗ trợ trực tiếp cho tất cả các hộ nghèo trong cả nước với mức tiền 200.000 đồng/người và tối đa không quá 1 triệu đồng/hộ.
Bên cạnh thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo, quyết định hỗ trợ người nghèo trong dịp Tết Nguyên đán cũng là một biện pháp đảm bảo an sinh xã hội và kích cầu tiêu dùng. Để đảm bảo nguồn vốn triển khai ngay Chương trình hỗ trợ 61 huyện nghèo nhất cả nước thoát nghèo nhanh và bền vững, Chính phủ nhất trí tạm ứng cho mỗi huyện 25 tỉ đồng để tập trung đầu tư xây dựng trường học, cơ sở dạy nghề, bệnh viện, đường giao thông, thủy lợi… phù hợp với mục tiêu, chương trình đầu tư phát triển chung của Chính phủ.
Cũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 15-1-2009, Chính phủ đã tập trung bàn các biện pháp thực hiện chương trình phát triển nhà ở xã hội, hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo làm nhà ở; một số giải pháp mới trong điều hành thuế để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; cơ chế ưu đãi tín dụng để kích cầu đầu tư thông qua phát triển kiên cố hóa kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và làng nghề ở nông thôn; xác định danh mục dự án tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư và danh mục các dự án sẽ hoàn thành trong năm nay được ứng trước vốn năm 2010…/.
Tết cho người nghèo  (15/01/2009)
Bí thư Thành ủy Hà Nội đi thăm và kiểm tra công tác chuẩn bị Tết tại huyện Lương Sơn  (15/01/2009)
Sự kiện lịch sử trọng đại trong quan hệ Việt - Trung  (15/01/2009)
Làm gì để kích cầu có hiệu quả ?  (14/01/2009)
Việt Nam sau hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới  (14/01/2009)
Việt Nam sau hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới  (14/01/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên