Các thành viên APEC nỗ lực thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật
21:33, ngày 10-05-2017
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội thảo chuyên đề về thúc đẩy việc làm của người khuyết tật do Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HRDWG) và Nhóm Bạn về người khuyết tật (GOFD) tổ chức, ông You Liang, đại diện Chủ tịch Nhóm Bạn về người khuyết tật, Phó Tổng Giám đốc Ban Hợp tác quốc tế, Liên đoàn Người khuyết tật Trung Quốc trích dẫn báo cáo cho biết ước tính tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cứ 6 người có một người bị khuyết tật. Như vậy, toàn khu vực này có tới 650 triệu người khuyết tật với các dạng khuyết tật khác nhau.
Người khuyết tật ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ít có khả năng được tuyển dụng làm việc. Khi được tuyển dụng, họ chỉ được nhận những công việc chưa phù hợp với dạng khuyết tật của mình và không ổn định.
Theo bà Teresa Canady, chuyên gia nhóm hỗ trợ kỹ thuật trong hội nhập khu vực US-APEC, nhiều nền kinh tế của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ban hành các luật, quy định nội địa nhằm trao quyền có việc làm cho người khuyết tật. Các luật chống phân biệt đối xử đóng vai trò quan trọng nhằm bảo vệ người khuyết tật trong quá trình họ được thuê, trả thưởng và chấm dứt hợp đồng.
Tại hội thảo, bà Teresa Canady đã đưa ra một số ví dụ về các luật nội địa đối với người khuyết tật ở các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Luật của Philippines quy định cấm phân biệt đối xử trong vấn đề việc làm. Đạo luật về Phân biệt đối xử đối với người khuyết tật của Australia cấm các hành vi phân việt đối xử trong vấn đề việc làm và giáo dục và yêu cầu kế hoạch hành động cho người khuyết tật nhằm tháo gỡ các rào cản, đề ra chính sách, chương trình cụ thể cho người khuyết tật.
Luật của Peru đối với người khuyết tật quy định rõ nhiệm vụ trong thực hiện các chính sách việc làm. Tuy nhiên, tại một số nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, việc thực thi pháp luật của các Chính phủ còn chưa đầy đủ, thiếu hiểu biết về quyền của người khuyết tật.
Bên cạnh đó, bà Teresa Canady cho rằng giáo dục đối với người khuyết tật cũng là một vấn đề cần được xem xét.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), có tới 90% trẻ khuyết tật không được đến trường. Những trẻ em khuyết tật được đến trường phải học ở trường chuyên biệt, chỉ được học những kỹ năng hòa nhập, bị hạn chế cơ hội tiếp xúc với trẻ em bình thường...
Theo chuyên gia này, các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cần có nền giáo dục bao trùm hiệu quả để trẻ em khuyết tật được học tập bên cạnh các trẻ em bình thường. Các lợi ích kinh tế sẽ phát huy với nền giáo dục bao trùm. Từ đó, trẻ em khuyết tật hòa nhập tốt với xã hội. Các gia đình có con em khuyết tật giảm bớt gánh nặng kinh phí ở trường học khi con em mình không phải học trường chuyên biệt tốn kém và không hiệu quả.
Các đại biểu tham dự hội thảo thảo luận về tổng quan những kết quả nghiên cứu và xu hướng hành động của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong việc thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật bao gồm các chính sách luật, khuôn khổ pháp lý trong vấn đề hòa nhập của người khuyết tật, giáo dục và đào tạo, bài học về tạo việc làm cho tất cả mọi người, cơ hội nâng cao tay nghề cho người khuyết tật...; các giải pháp xóa bỏ định kiến đối với người khuyết tật, tạo cơ hội cho người khuyết tật tiếp cận với mạng lưới nghề nghiệp, hỗ trợ người khuyết tật quay trở lại công việc khi gặp tai nạn lao động./.
Theo bà Teresa Canady, chuyên gia nhóm hỗ trợ kỹ thuật trong hội nhập khu vực US-APEC, nhiều nền kinh tế của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ban hành các luật, quy định nội địa nhằm trao quyền có việc làm cho người khuyết tật. Các luật chống phân biệt đối xử đóng vai trò quan trọng nhằm bảo vệ người khuyết tật trong quá trình họ được thuê, trả thưởng và chấm dứt hợp đồng.
Tại hội thảo, bà Teresa Canady đã đưa ra một số ví dụ về các luật nội địa đối với người khuyết tật ở các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Luật của Philippines quy định cấm phân biệt đối xử trong vấn đề việc làm. Đạo luật về Phân biệt đối xử đối với người khuyết tật của Australia cấm các hành vi phân việt đối xử trong vấn đề việc làm và giáo dục và yêu cầu kế hoạch hành động cho người khuyết tật nhằm tháo gỡ các rào cản, đề ra chính sách, chương trình cụ thể cho người khuyết tật.
Luật của Peru đối với người khuyết tật quy định rõ nhiệm vụ trong thực hiện các chính sách việc làm. Tuy nhiên, tại một số nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, việc thực thi pháp luật của các Chính phủ còn chưa đầy đủ, thiếu hiểu biết về quyền của người khuyết tật.
Bên cạnh đó, bà Teresa Canady cho rằng giáo dục đối với người khuyết tật cũng là một vấn đề cần được xem xét.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), có tới 90% trẻ khuyết tật không được đến trường. Những trẻ em khuyết tật được đến trường phải học ở trường chuyên biệt, chỉ được học những kỹ năng hòa nhập, bị hạn chế cơ hội tiếp xúc với trẻ em bình thường...
Theo chuyên gia này, các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cần có nền giáo dục bao trùm hiệu quả để trẻ em khuyết tật được học tập bên cạnh các trẻ em bình thường. Các lợi ích kinh tế sẽ phát huy với nền giáo dục bao trùm. Từ đó, trẻ em khuyết tật hòa nhập tốt với xã hội. Các gia đình có con em khuyết tật giảm bớt gánh nặng kinh phí ở trường học khi con em mình không phải học trường chuyên biệt tốn kém và không hiệu quả.
Các đại biểu tham dự hội thảo thảo luận về tổng quan những kết quả nghiên cứu và xu hướng hành động của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong việc thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật bao gồm các chính sách luật, khuôn khổ pháp lý trong vấn đề hòa nhập của người khuyết tật, giáo dục và đào tạo, bài học về tạo việc làm cho tất cả mọi người, cơ hội nâng cao tay nghề cho người khuyết tật...; các giải pháp xóa bỏ định kiến đối với người khuyết tật, tạo cơ hội cho người khuyết tật tiếp cận với mạng lưới nghề nghiệp, hỗ trợ người khuyết tật quay trở lại công việc khi gặp tai nạn lao động./.
Phó Chủ tịch nước gặp gỡ những người Mông Cổ ủng hộ Việt Nam  (10/05/2017)
Nâng cao hiệu quả hợp tác Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa  (10/05/2017)
Nâng cao hiệu quả hợp tác Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa  (10/05/2017)
Chủ tịch nước gửi điện mừng tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in  (10/05/2017)
Binh chủng Tăng thiết giáp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  (10/05/2017)
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh  (10/05/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên