Tọa đàm khoa học: “Thực trạng xã hội hóa y tế ở Việt Nam - Giải pháp chính sách giai đoạn 2015 - 2020”
TCCSĐT - Ngày 07-11-2014, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Thực trạng xã hội hóa y tế ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay - Giải pháp chính sách giai đoạn 2015 - 2020”.
Tham dự tọa đàm có các đồng chí: Đinh Văn Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội - Quốc hội; Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế; GS, TSKH. Phạm Mạnh Hùng - Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam, cùng hơn 60 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành cơ quan trung ương.
Tọa đàm “Thực trạng xã hội hóa y tế ở Việt Nam - Giải pháp chính sách giai đoạn 2015 - 2020” nhằm thống nhất cách tiếp cận về xã hội hóa công tác y tế; nêu lên những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng và đánh giá đúng thực trạng xã hội hóa y tế ở nước ta trong thời gian qua, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy nguồn lực của toàn xã hội trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân,… tạo mọi điều kiện để người dân, nhất là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng các dịch vụ của xã hội.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Đinh Văn Cương nhấn mạnh: “Xã hội hóa y tế là chủ trưởng lớn của Đảng và Nhà nước, được thể hiện trong một số văn kiện của Đảng, Quốc hội và quy định cụ thể tại một số nghị định của Chính phủ. Trong khi ngân sách hạn hẹp, nếu không có xã hội hóa y tế qua các hình thức góp vốn, liên doanh, liên kết đặt thiết bị, vay vốn ngân hàng thì trang bị kỹ thuật và trình độ chuyên môn y tế của Việt Nam chắc chắn chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân”.
Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng cho rằng, đây là một chủ trương đúng đắn, nhằm huy động nguồn lực trong xã hội tham gia tích cực vào công tác khám, chữa bệnh. Bởi, nếu chỉ dựa vào thực lực của hệ thống y tế công thì không thể nào đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.
TS. Nguyễn Văn Tiên cho biết, bên cạnh ngân sách nhà nước, việc thực hiện bảo hiểm y tế là một loại hình quan trọng và chủ chốt của xã hội hóa y tế. Đến nay đã có trên 70% dân số có bảo hiểm y tế và nguồn bảo hiểm y tế đã chiếm 70-80% kinh phí của các bệnh viện, trong đó có 42% phí bảo hiểm y tế là từ ngân sách hỗ trợ các gia đình chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, còn 58% là do người lao động và chủ sử dụng lao động đóng góp. Điều đó đã chứng minh cho sự thành công của xã hội hóa y tế qua phát triển bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Văn Tiên cũng thừa nhận, xã hội hóa y tế cũng bộc lộ không ít những bất cập, hạn chế, như chưa thể hiện mặt tích cực của xã hội hóa; tại các bệnh viện công, do đẩy mạnh xã hội hóa, tổ chức lẫn lộn khu dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu và theo thẻ bảo hiểm y tế nên tạo hình ảnh tương phản giữa hai loại hình dịch vụ y tế này, gây ra dư luận không đồng tình về chủ trương xã hội hóa trong các bệnh viện công... Vấn đề xã hội hóa y tế có hai mặt: tích cực và tiêu cực, cho nên cần nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện và công bằng.
Đồng chí Phạm Lê Tuấn cho rằng, trong khuôn khổ pháp lý hiện nay, y tế tư nhân và y tế công nên phối hợp, kết hợp với nhau cả về hoạt động chuyên môn và tài chính. Đây là một cách tiếp cận nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng thông qua các nỗ lực kết hợp giữa Nhà nước và tư nhân nhằm bổ trợ lẫn nhau qua năng lực của mình.
Tại tọa đàm, các chuyên gia cho rằng, đối với vấn đề xã hội hóa y tế, Việt Nam cần có chiến lược và nhiều giải pháp khác nhau để đẩy mạnh hoạt động này.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, đồng chí Đinh Văn Cương gửi lời cảm ơn đến các bộ, ngành trung ương, các nhà khoa học, các chuyên gia trong nhiều năm qua đã phối hợp chặt chẽ cùng Ban Kinh tế Trung ương trong việc đề xuất, tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có chính sách xã hội hóa y tế ở Việt Nam./.
Giải pháp xử lý nợ xấu của Chính phủ In-đô-nê-xia  (07/11/2014)
Nga xác nhận không tham dự Hội nghị An ninh hạt nhân 2016  (06/11/2014)
Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm quản lý công chức  (06/11/2014)
Việt Nam khẳng định mạnh mẽ chủ quyền đối với Trường Sa và Hoàng Sa  (06/11/2014)
Sóc Trăng: Khởi công xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện Trần Đề  (06/11/2014)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên