Chính phủ Nhật Bản nhất trí dự chi ngân sách kỷ lục
Động thái trên diễn ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Taro Aso (Ta-rô A-xô) và Bộ trưởng Nội vụ và Thông tin Yoshitaka Shindo (Yô-si-ta-ca Sin-đô) nhất trí cắt giảm các khoản chi dùng tới 40% so với tài khoá 2013 xuống còn 610 tỷ yên, trong gói ngân sách quốc gia cho tài khoá sau bắt đầu từ tháng 4-2014, để thúc đẩy nền kinh tế khu vực.
Cùng với gói ngân sách bổ sung 5.470 tỷ yên cho tài khoá 2013 được phê duyệt trong tháng này, Chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Sin-dô A-bê) sẽ tiến hành những biện pháp cần thiết mang tính liên tục, nhằm thoát khỏi gần hai thập kỷ giảm phát với tổng ngân sách 100.000 tỷ yên. Dự kiến, Nội các của Thủ tướng Abe sẽ thông qua dự thảo ngân sách cho tài khóa 2014 vào ngày 24-12 tới.
Trong cuộc họp giữa Chính phủ, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đối tác trong liên minh Đảng Công minh Mới (NKP), ông Abe cam kết sẽ vực dậy nền kinh tế, các khoản chi cho chính sách của Nhật Bản - bao gồm các khoản dùng cho các dự án công cộng và chương trình an sinh xã hội, nhưng không bao gồm chi phí trả nợ - sẽ đạt mức cao kỷ lục 72.610 tỷ yên trong tài khóa 2014, tăng 2.200 tỷ yên so với ngân sách ban đầu của tài khóa 2013.
Để phục hồi nền tài chính bấp bênh của Nhật Bản, Chính phủ nước này sẽ hạn chế phát hành trái phiếu chính phủ xuống mức 41.250 tỷ yên, giảm 1.600 tỷ yên so với năm trước. Bộ trưởng Aso bày tỏ tin tưởng rằng Tokyo có thể sẽ đạt được bước tiến lớn, nhằm giành được mục tiêu khôi phục nền tài chính.
Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản đã đề nghị quốc tế giảm một nửa thâm hụt cán cân tài chính so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đến tài khóa 2015, so với mức của năm 2010 và đưa cán cân này đạt mức thặng dư vào tài khóa 2020. Điều này có nghĩa là Nhật Bản không thể tài trợ cho chi tiêu của chính phủ ngoài việc phải lo trả nợ, mà không phát hành thêm trái phiếu.
Về mặt chi phí, liên quan đến sự gia tăng lợi nhuận từ thuế địa phương, Bộ Tài chính Nhật Bản đã yêu cầu hủy bỏ hoặc giảm một nửa kinh phí cho kinh tế địa phương, tổng cộng khoảng 1.000 tỷ yên mà Chính phủ dành ra từ tài khoá 2009, nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trước đó một năm.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ phân bổ 120 tỷ yên cho hoạt động nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực y tế, để khai trương Viện Sức khoẻ quốc gia (NIH) theo mô hình của Mỹ. Để cải tiến hệ thống giáo dục, 2,8 tỷ yên sẽ được sử dụng để tăng hỗ trợ cho chi phí chăm sóc trẻ em và triển khai chương trình học bổng cho học sinh trung học.
Đặc biệt, chi phí an sinh xã hội chiếm khoảng 40% chi dùng cho chính sách sẽ đạt 30.520 tỷ yên, trong bối cảnh việc chi tiêu cho lương hưu và chí phí y tế đang tăng mạnh do dân số già hóa, và Thủ tướng Abe muốn thúc đẩy hỗ trợ cho các gia đình nuôi dạy trẻ để khắc phục tỷ lệ sinh đang giảm ở nước này./.
Tình trạng khói bụi độc hại lan rộng khắp Trung Quốc  (22/12/2013)
Chủ tịch Cuba kêu gọi Mỹ từ bỏ các yêu sách chính trị  (22/12/2013)
Công an TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế - xã hội  (22/12/2013)
TP. Hồ Chí Minh coi trọng hợp tác với các địa phương Trung Quốc  (22/12/2013)
Tàu Hải quân Anh kết thúc chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng  (22/12/2013)
Quân đội nhân dân Việt Nam nêu cao tinh thần giữ nước trong thời bình  (21/12/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên