Bắc Ninh: Tập trung nguồn lực cho chính sách an sinh xã hội
TCCSĐT - Năm 2012, trong bối cảnh kinh tế trong nước suy giảm và khó khăn hơn cả năm 2011, tổng sản phẩm trong tỉnh Bắc Ninh (GDP) vẫn tăng trưởng khá, đạt 12,3%. Bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, Bắc Ninh còn đặc biệt coi trọng bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, các đối tượng chính sách và giải quyết việc làm cho người lao động.
Nỗ lực giảm nghèo nhanh và bền vững
Xóa đói giảm nghèo là một trong những thành tựu nổi bật của thành phố Bắc Ninh trong thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới thời gian qua. Thành ủy Bắc Ninh đã ban hành nhiều văn bản như: Chỉ thị số 01 ngày 08-10-2010 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo Cuộc vận động toàn dân tham gia ủng hộ “Ngày vì người nghèo”; Nghị quyết số 05 ngày 14-4-2011 về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2010 - 2020; Nghị quyết Đại hội lần thứ XX của thành phố Bắc Ninh về chương trình giảm nghèo giai đoạn 2010 - 2015; quy định chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn cho nông dân; miễn giảm thủy lợi phí cho sản xuất nông nghiệp và nuôi, trồng thủy sản;…
Các văn bản này đã nhanh chóng được các cấp, các ngành, đoàn thể cụ thể hóa thành những chính sách hỗ trợ gián tiếp, trực tiếp cho người nghèo. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến những vấn đề thiết thực với người nghèo như: đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, xây dựng nhà đại đoàn kết. Năm 2012, Bắc Ninh đã cấp trên 4 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; phân bổ kinh phí tiền điện cho các hộ nghèo trị giá gần 450 triệu đồng; xây dựng được 15 nhà đại đoàn kết cho người nghèo trị giá gần 0,4 tỷ do Quỹ “Vì người nghèo” của thành phố Bắc Ninh, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ. Tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của Bắc Ninh giảm còn 2,82%, giảm 0,68% so với năm 2011, thoát nghèo được 425 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 2,67%, giảm 0,48% so với cùng kỳ năm ngoái.
Coi trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm
Hiện nay, trên địa bàn Bắc Ninh ngoài các cơ sở dạy nghề từ sơ cấp đến cao đẳng của tỉnh và Trung ương còn có Trung tâm Dạy nghề có quy mô và cơ sở vật chất khá khang trang. Mỗi năm, những cơ sở này tuyển sinh được từ 5 đến 10 nghìn người học nghề. Ngoài ra, có hàng ngàn lao động được đào tạo tại các doanh nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Năm 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn Bắc Ninh cũng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, Bắc Ninh vẫn “tạo công ăn việc làm” cho trên 5.200 lao động, tăng 0,62% so với kế hoạch. Trong đó, giải quyết việc làm trong công nghiệp - xây dựng là 1.340 người, thương mại - dịch vụ trên 900 người. Giải quyết việc làm thông qua vay vốn Quỹ quốc gia được 500 lao động, xuất khẩu 120 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Nhân lên đạo lý “uống nước nhớ nguồn”
Thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, thành phố đã dành trên 2,03 tỷ đồng để tổ chức thăm hỏi và tặng 3.562 suất quà cho các đối tượng người có công. Công tác giải quyết chế độ luôn được các cấp, các ngành Bắc Ninh thường xuyên quan tâm kịp thời như tổ chức đưa đối tượng người có công đi thăm chiến trường xưa; mở hội nghị biểu dương trên 200 đại biểu người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố; giải quyết chế độ mai tang phí; giải quyết chế độ chất độc hóa học; quyết định trợ cấp một lần cho người tham gia kháng chiến; mua thẻ bảo hiểm y tế cho 3.575 người có công, 1.922 cựu chiến binh và 319 thanh niên xung phong,…
Bắc Ninh cũng đã triển khai giải quyết chế độ chính sách với những người tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế tại Cam-pu-chia, giúp nước bạn Lào sau ngày 30-4-1975 về phục viên, xuất ngũ,… Bên cạnh đó, việc vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được nhân rộng. Mỗi năm, Bắc Ninh đã vận động được trên 300 triệu đồng cho Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh. Ngoài ra, Bắc Ninh còn chú trọng chăm lo đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và những người kém may mắn trong xã hội. Các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin, cung cấp điện, nước sinh hoạt được đầu tư, nhất là cho những khu đô thị mới, các làng nghề. Đường giao thông nông thôn cơ bản được kiên cố hóa, 100% xã, phường có hệ thống điện chiếu sáng công cộng. Số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch không ngừng tăng lên. Về lĩnh vực giáo dục, 100% trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở đều đạt chuẩn và trên chuẩn quốc gia; 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có khát khao “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Học tập theo tư tưởng của Người, thành phố Bắc Ninh đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai những chính sách, tiếp tục hành động vì một xã hội an sinh, nhân văn, vì một thành phố phồn vinh và hạnh phúc./.
Thủ tướng dự khánh thành Nhà máy sữa hiện đại nhất châu Á  (22/04/2013)
Ngân hàng Nhà nước bác bỏ tin đồn về việc sẽ lưu hành đồng tiền mới  (22/04/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại thành phố Cam Ranh  (22/04/2013)
Nghị quyết Trung ương 4 - Một năm nhìn lại  (22/04/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên