TCCS - Ngày 22-6-2022, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh. Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm Trưởng ban.
Hội Trung ương 5 khóa XIII đã thống nhất chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngay sau hội nghị, với tinh thần hết sức khẩn trương, nghiêm túc, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã thảo luận, thống nhất quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Ninh, là một trong những tỉnh thành thành lập sớm nhất.
Theo đó, Ban Chỉ đạo gồm 15 đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm Trưởng ban. Phó trưởng ban gồm: Ngô Hoàng Ngân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh; Vũ Xuân Diện, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Vũ Quyết Tiến, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Thành, Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Ninh làm việc theo Quy định số 67-QĐ/TW ngày 02-6-2022 của Ban Bí thư. Trưởng Ban chỉ đạo là người phân công nhiệm vụ đối với các thành viên; Ban Chỉ đạo quyết định ban hành quy chế làm việc, quy định về công tác kiểm tra, giám sát và xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác.
Phát biểu tại hội nghị công bố, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh nhấn mạnh: Trong những năm qua, Quảng Ninh luôn xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đặc biệt quan tâm xây dựng cơ chế đồng bộ, kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực bằng các biện pháp tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, pháp luật để đạt kết quả toàn diện, từng bước tạo chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị của toàn tỉnh; được nhân dân quan tâm, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Quảng Ninh nhận thức trước yêu cầu mới trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn nhiều việc phải làm. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Ninh sẽ tuyệt đối tuân thủ và chấp hành sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Ban Thường vụ Tỉnh ủy; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác theo Quy định số 67-QĐ/TW ngày 02-6-2022 của Ban Bí thư.
Quán triệt sâu sắc, đầy đủ các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Với trách nhiệm và quyết tâm rất cao, đồng chí tin tưởng, Ban Chỉ đạo sẽ quyết liệt, nỗ lực hành động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Trong đó, mỗi đồng chí trong Ban Chỉ đạo sẽ “không ngừng tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tác phong công tác, lối sống; phải có bản lĩnh, có dũng khí bảo vệ cái đúng, đấu tranh chính trực và đặc biệt, bản thân phải liêm, phải sạch, biết gương mẫu giữ mình, trọng liêm sỉ, không chịu bất kỳ sức ép không trong sáng nào, bất kỳ sự cám dỗ, mua chuộc nào; thực sự công tâm, khách quan, chí công vô tư; thường xuyên, hằng ngày nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình, nêu gương toàn diện, giữ vững các nguyên tắc của Đảng, thượng tôn pháp luật để thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chung./.
Minh Đăng (tổng hợp)
Nhận diện tham nhũng dưới góc độ nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống  (20/06/2022)
Huyện Ba Chẽ nỗ lực hoàn thành mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2022  (20/06/2022)
Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản chuyển đổi số toàn diện  (16/06/2022)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên