TCCS - Sự vào cuộc tích cực của hệ thống dân vận các cấp thành phố Hà Nội đã góp phần huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, từ đó chung sức, đồng lòng phòng, chống dịch COVID-19. Trong thời gian tới, hệ thống dân vận các cấp tiếp tục bám sát cơ sở, phát huy sức mạnh của nhân dân để từng bước kiểm soát dịch bệnh, từ đó, cùng thành phố Hà Nội bước sang giai đoạn "bình thường mới".
Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư diễn ra rất phức tạp, có nguy cơ lây nhiễm rất cao trong cộng đồng. Bám sát chỉ đạo của Trung ương, thành phố, đặc biệt là Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 30-7-2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19”, hệ thống dân vận thành phố đã tham mưu với cấp ủy triển khai thực hiện tốt quy chế công tác dân vận gắn với việc thực hiện chủ đề công tác năm 2021 của ngành dân vận “Đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở” và công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Hệ thống dân vận của thành phố đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cùng cấp triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ về phòng, chống dịch trên địa bàn. Cùng với đó là hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch tại cơ sở thờ tự; tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tham gia ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch… Trong bối cảnh thành phố thực hiện giãn cách xã hội, các tổ dân vận ở thôn, tổ dân phố đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, hội viên, nhân dân và thu được nhiều hiệu quả. Những kết quả này đã góp phần quan trọng, cùng cả hệ thống chính trị thành phố chung tay kiểm soát dịch bệnh.
Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, các cấp ủy trên địa bàn thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo triển khai công tác dân vận nói chung, phong trào thi đua “Dân vận khéo” nói riêng, nhằm phát huy cao nhất sự vào cuộc của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị để cùng triển khai công tác dân vận của Đảng, đặc biệt là trong phòng, chống dịch COVID-19. Hệ thống dân vận thành phố đã phối hợp tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, toàn dân tham gia phòng, chống dịch COVID-19 gắn với “Dân vận khéo”; chủ động chia sẻ các mô hình hay, cách làm hiệu quả, những tấm gương cao đẹp, nhân văn trong phòng, chống dịch… Từ đó tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, phát huy hiệu quả tích cực trong các mặt của đời sống xã hội từ thành phố đến cơ sở.
Trong lĩnh vực kinh tế, hệ thống dân vận đã lấy trọng tâm là vận động người dân, doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh bằng các hình thức phù hợp, tuân thủ tốt quy định về phòng, chống dịch. Tại lĩnh vực văn hóa - xã hội, hệ thống dân vận tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch trong việc cưới, việc tang và lễ hội…
Công tác an sinh xã hội cũng là nhiệm vụ quan trọng được hệ thống dân vận thành phố quan tâm phối hợp thực hiện. Qua đó đã triển khai nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả như: Chương trình “Đoàn kết chống dịch” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội triển khai; chương trình “Xe buýt 0 đồng”, “Tổ an toàn COVID-19”, “Vùng xanh doanh nghiệp” của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thực hiện; mô hình “Bếp ăn ấm tình - vượt qua mùa dịch” của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội; chương trình “Nghĩa tình nông dân Thủ đô - Đoàn kết chia sẻ”, “Nông dân Thủ đô đoàn kết chung tay đẩy lùi COVID-19”, kết nối hỗ trợ nông dân các huyện tiêu thụ nông sản và chăm lo đời sống nông dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được Hội Nông dân và nhiều tổ chức cùng thực hiện…
Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, hệ thống dân vận các cấp đã phát huy vai trò tích cực cùng các cơ quan chức năng trong đấu tranh, phản bác các tin xấu, độc, xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo đảm an ninh tư tưởng, an ninh chính trị trên địa bàn thành phố; đồng thời tiếp tục duy trì thực hiện tốt các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Khu dân cư không tội phạm, tệ nạn và tội phạm ma túy”...
Hệ thống dân vận cũng đã phát huy tinh thần dân chủ, tập hợp nhân dân tích cực tham gia các mô hình “Dân vận khéo” trong phòng, chống dịch COVID-19, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, nhất là những người yếu thế trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội. Kết quả này đã góp phần bồi đắp hơn nữa niềm tin của các tầng lớp nhân dân Thủ đô vào vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, từ đó cùng chung sức, đồng lòng, cùng cả hệ thống chính trị thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Thời gian tới, Ban Dân vận Thành ủy sẽ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn hệ thống dân vận thành phố tăng cường nắm bắt, dự báo tình hình nhân dân; tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, huy động đội ngũ công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động tự do trên địa bàn cùng tham gia phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Hà Nội. Hệ thống dân vận thành phố cũng sẽ tham mưu với các cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và thành phố về thực hiện xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Ban Dân vận Thành ủy cũng sẽ tiếp tục phối hợp huy động lực lượng tình nguyện viên, tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng trong hoạt động phòng, chống dịch; sẵn sàng tham gia các phương án ứng phó, phòng, chống dịch theo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; chỉ đạo đội ngũ cán bộ dân vận bám sát cơ sở, địa bàn, nắm chắc tình hình các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối tượng yếu thế… Cùng với việc thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động, hệ thống dân vận thành phố sẽ tiếp tục bám sát cơ sở, nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả; phát huy sức mạnh của nhân dân để từng bước kiểm soát dịch bệnh. Từ đó, cùng thành phố Hà Nội bước sang giai đoạn “bình thường mới”, đem lại cuộc sống an lành, hạnh phúc cho nhân dân./.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống dịch COVID-19  (29/07/2021)
Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19  (29/07/2021)
Tăng cường độ, mật độ kiểm tra, giám sát để duy trì 15 ngày giãn cách  (28/07/2021)
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Lấy hiệu quả thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND làm “thước đo” trách nhiệm người đứng đầu  (27/07/2021)
Petrovietnam: Khi vắc-xin là ưu tiên số 1  (27/07/2021)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay