Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 29-12-2014 đến ngày 04-01-2015)
Tiếp tục các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ máy bay QZ8501
Đội tìm kiếm và cứu hộ của Nga tới Pang-ca-lan Bun, ngày 03-1-2015, tham gia hoạt động tìm kiếm máy bay QZ8501. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 30-12-2014, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm và cứu hộ In-đô-nê-xi-a Ma-san Bam-bang Xô-ê-li-xti-ô (Marshall Bambang Soelistyo) cho biết, máy bay Hercules của lực lượng không quân đã phát hiện một vùng tối dưới mặt biển được cho là có hình dạng của chiếc máy bay mất tích QZ8501. Khu vực này gần địa điểm tìm thấy các mảnh vỡ và nhiều thi thể ở khu vực Pang-ca-lan Bun (Pangkalan Bun), Trung Ca-li-man-tan (Kalimantan). Hiện công tác tìm kiếm đang tập trung vào khu vực trên cũng như địa điểm các mảnh vỡ được tìm thấy, cách Pang-ca-lan Bun 160 km về phía Tây Nam. Toàn bộ lực lượng tìm kiếm và cứu hộ đã được điều đến đây với với nhiệm vụ tìm và trục vớt tất cả các vật thể và thi thể hành khách.
Theo thông tin mới nhất, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 34 thi thể ngoài khơi Biển Gia-va (Java), cách địa điểm máy bay QZ8501 mất tích 10 km.
Giẫm đạp trong Lễ đón năm mới tại Thượng Hải
Vào khoảng 23h35 phút ngày 31-12-2014 (theo giờ Trung Quốc) - ngay trước thời khắc chào đón năm mới 2015, một vụ chen lấn, giẫm đạp nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực quảng trường Trần Nghị, bến Thượng Hải thuộc thành phố Thượng Hải làm ít nhất 35 người thiệt mạng và 43 người khác bị thương.
Theo một số nhân chứng có mặt tại hiện trường, có người đã ném những xấp giấy nhìn giống tiền USD từ trên tầng cao của một tòa nhà 18 tầng xuống dưới, gây ra vụ hỗn độn dưới chân tòa nhà. Một số người cho biết, thực chất những tờ giấy đó là thẻ ưu đãi khách hàng của một quán bar được in rất đẹp và trông rất giống tờ tiền USD.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo thành phố Thượng Hải ngay lập tức đến hiện trường trực tiếp chỉ đạo công tác cứu nạn và đến bệnh viện thăm hỏi người bị thương. Cũng ngay trong đêm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra chỉ thị, yêu cầu thành phố Thượng Hải dốc toàn lực để cứu chữa cho người bị thương, tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn về tính mạng và tài sản cho người dân Trung Quốc trong các kỳ nghỉ lễ, tết. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng chỉ đạo tìm mọi cách để hạn chế con số thương vong.
Mỹ áp đặt trừng phạt Triều Tiên sau vụ tấn công mạng hãng Sony Pictures
Ngày 02-01-2014, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) đã cho phép áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên. Đây là phản ứng đầu tiên của Oa-sinh-tơn với vụ tấn công mạng nhằm vào hãng phim Sony Pictures mà Bình Nhưỡng bị cáo buộc là thủ phạm.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, những lệnh trừng phạt bổ sung này nhằm vào 3 công ty cùng 10 quan chức chính phủ của Triều Tiên, trong đó có những cá nhân làm việc tại I-ran, Xy-ri, Trung Quốc, Nga và Na-mi-bi-a. Trong thư gửi các lãnh đạo Quốc hội Mỹ thông báo về sắc lệnh hành pháp của mình, Tổng thống B. Ô-ba-ma nhấn mạnh ông ra lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt này vì những hành động và chính sách khiêu khích, gây bất ổn của Chính phủ Triều Tiên, kể cả những hành động phá hoại liên quan đến không gian mạng trong các tháng 11 và tháng 12-2014. Theo ông B. Ô-ba-ma, những hoạt động đó “tiếp tục tạo ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và kinh tế của Mỹ.
Trước đó, Mỹ tiếp tục quả quyết Triều Tiên đã xâm nhập mạng máy tính của hãng phim Sony Pictures và làm rò rỉ nhiều thông tin bất chấp việc các nhà điều tra tư nhân cho rằng vụ tấn công mạng trên là do một cựu nhân viên bất mãn ở công ty thực hiện.
Pa-le-xtin chính thức xin gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế
Ngày 02-01-2014, Trưởng Phái đoàn quan sát viên của Nhà nước Pa-le-xtin tại Liên hợp quốc, ông Ri-át Man-sua (Riyad Mansour) đã chính thức đệ đơn của Pa-le-xtin xin gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), mở đường cho các biện pháp pháp lý chống lại I-xra-en. Phát biểu với báo giới, ông R. Man-sua nhấn mạnh Pa-le-xtin xem đây là bước đi quan trọng nhằm đem đến công lý cho tất cả các nạn nhân thiệt mạng do sự chiếm đóng của I-xra-en. Theo trình tự, đơn đề nghị của Pa-le-xtin sẽ được Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun xem xét và thông báo đến tất cả các nước thành viên ICC. Pa-le-xtin sẽ phải chờ đợi ít nhất 60 ngày để có thể trở thành thành viên chính thức của cơ quan này.
Phản ứng trước động thái của Pa-le-xtin, Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày tuyên bố việc Pa-le-xtin quyết tâm gia nhập ICC sẽ có “quan hệ mật thiết” với khoản viện trợ tài chính hằng năm mà Oa-sinh-tơn cam kết hỗ trợ cho chính quyền này. Tuy nhiên, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho rằng Oa-sinh-tơn vẫn sẽ tiếp tục xem xét các khoản viện trợ nói trên, đồng thời khẳng định sự hỗ trợ tài chính của Mỹ cho chính quyền Pa-le-xtin đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ổn định và phát triển không chỉ của người Pa-le-xtin mà còn cả I-xra-en.
Về phía I-xra-en, Thủ tướng Ben-gia-min Nê-ta-ny-a-hu (Benjamin Netanyahu) ngày 01-01 đã hối thúc ICC bác đơn xin gia nhập của Pa-le-xtin vì cho rằng Pa-le-xtin không được coi như một nhà nước./.
Phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu dưới 3%  (06/01/2015)
Thành lập 2 đoàn thanh tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết  (06/01/2015)
Cộng đồng người Việt Nam tại Na Uy vui đón Năm mới 2015  (06/01/2015)
Khởi hành chuyến thăm, chúc Tết quân và dân huyện đảo Trường Sa  (05/01/2015)
Singapore chia sẻ kinh nghiệm hành chính công với Việt Nam  (05/01/2015)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh
- Quản trị di sản bền vững để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân, Thủ tướng Singapore
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay