Quảng Ninh: ưu tiên trong cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình hình mới
TCCS - Trong tiến trình phát triển, công tác cải cách hành chính được tỉnh Quảng Ninh được xác định là một trong 3 đột phá chiến lược, góp phần đưa địa phương trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm 2023, tỉnh đã có 10 năm thực hiện đánh giá chỉ số cải cách hành chính và 6 năm đánh giá chỉ số đo lường sự hài lòng. Để tiếp tục phục vụ tốt người dân, đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của cộng đồng doanh nghiệp, Quảng Ninh đang tập trung triển khai nhiều giải pháp mới phù hợp với thực tiễn phát triển.
Xây dựng môi trường hành chính hiện đại, năng động
Năm 2022, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục vượt qua các tỉnh, thành phố trong cả nước để duy trì vị trí đứng đầu Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX). Đây là một trong những kết quả có ý nghĩa hết sức quan trọng, tiếp tục khẳng định niềm tin, sự hài lòng ngày càng cao của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, phản ánh hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công của các cấp chính quyền tỉnh. Việc Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu chỉ số SIPAS và PAR INDEX đã chứng minh cho sự nỗ lực lâu dài trong nhiều mô hình cải cách, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới một nền hành chính phục vụ của tỉnh. Trong đó, tỉnh đã tập trung thực hiện đồng bộ từ cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức…
Bên cạnh đó, người dân cũng đánh giá cao việc các địa phương đều quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến tại các Trung tâm Hành chính công và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã, phường. Qua đó, người dân thấy được những thay đổi tích cực trong việc cung ứng và giải quyết các dịch vụ cho người dân, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến tăng hàng năm; nhiều cải cách hướng tới lợi ích của nhân dân…
Mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 có lúc ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, song môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính của tỉnh Quảng Ninh ngày càng được quan tâm, phát huy hiệu quả. Trong đó, tỉnh đã ban hành rất nhiều nghị quyết để phục hồi kinh tế, phát triển du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh còn xuống trực tiếp, lắng nghe chia sẻ với các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn. Nhờ vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn càng thêm tin tưởng, quyết tâm, nỗ lực vượt khó để phục hồi phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh. Với những kết quả đã đạt được, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mong muốn hệ thống chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục phát huy kết quả, kinh nghiệm có được; ngoài ra cần nghiên cứu, đổi mới quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm sự tiếp xúc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp; từ đó, rút ngắn thời gian thực hiện, xây dựng môi trường hành chính số hiện đại, năng động.
Minh bạch, trách nhiệm trong giải quyết thủ tục hành chính
Trên hành trình cải cách, Quảng Ninh đã kịp thời nhận diện những mâu thuẫn trong thực tiễn quản lý, những khó khăn, thách thức đối với người dân, doanh nghiệp để tìm cách tháo gỡ. Đồng thời, tăng cường tương tác thường xuyên giữa chính quyền các cấp và người dân, doanh nghiệp; không ngừng nâng cao năng lực, phản ứng chính sách, kịp thời xử lý những vấn đề mới phát sinh thuộc thẩm quyền; mở rộng sự kết nối trao đổi thông tin; tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh công bằng, bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là đất đai, lao động giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các thành phần kinh tế...
Hiện nay, Quảng Ninh là địa phương duy nhất trong cả nước đưa mục tiêu giữ vị trí nhóm đầu 4 chỉ số cải cách hành chính (PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI) vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và ban hành riêng nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về vấn đề này. Việc thực hiện các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI có ý nghĩa rất quan trọng trong thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững của tỉnh. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, Quảng Ninh là địa phương có nền hành chính phục vụ tốt nhất, nhanh và hiệu quả nhất. Khi đến tìm hiểu đầu tư ở địa phương, nhà đầu tư được tiếp cận với các thông tin công khai, minh bạch, cầu thị nhất, thủ tục hành chính nhanh gọn, có những dự án được cấp phép trong vòng 1 ngày. Điển hình như dự án Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công - Việt Hưng được triển khai chưa đầy 24 giờ kể từ khi Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tiếp nhận hồ sơ đầu tư. Đặc biệt, có những dự án được cấp phép nhanh chóng như 2 dự án (Nhà máy FECV Foxconn Quảng Ninh và Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh) của Công ty Foxconn Singapore PTE LTD tại Khu Công nghiệp Sông Khoai (thị xã Quảng Yên) với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD. Cả 2 dự án đều được cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ trong 12 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công của tỉnh (rút ngắn thời gian giải quyết 14 ngày làm việc so với quy định). Đến nay, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ninh được xây dựng, áp dụng Hệ thống phần mềm ISO điện tử theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Tỉnh đã tập trung rà soát cắt giảm 40 - 60% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định của Trung ương. Quảng Ninh cũng là một trong số ít địa phương chủ động báo cáo, đề xuất Chính phủ được lựa chọn “làm điểm” để triển khai Đề án 06.
Đến nay, hệ thống Chính quyền điện tử của tỉnh đã hoàn thành kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 100% số thủ tục hành chính đủ điều kiện (tương ứng 1.017 dịch vụ công trực tuyến) được cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tổ chức triển khai số hóa, bóc tách dữ liệu đối với 20 thủ tục hành chính của 5 sở, ngành, trong đó có 6 dịch vụ công thiết yếu sử dụng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu của tỉnh để tiếp nhận và giải quyết hồ sơ; 19 dịch vụ công thiết yếu sử dụng hệ thống phần mềm chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị để tiếp nhận và giải quyết hồ sơ; 25 dịch vụ công thiết yếu và 100% hồ sơ thủ tục hành chính thực hiện theo quy trình “5 bước” trên môi trường điện tử tại các trung tâm hành chính công (sớm hơn so với chỉ đạo của Trung ương). Cụ thể, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã thực hiện số hóa 37.030 hồ sơ đầu vào (đạt 100%), trả 27.214 kết quả điện tử cho tổ chức, người dân (đạt 73,5%); các trung tâm hành chính công cấp huyện đã thực hiện tiếp nhận và số hoá 59.412/97.692 hồ sơ (đạt 60,8%) và trả 35.857/99.530 kết quả bản điện tử cho tổ chức, công dân (đạt 36%); hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận và xử lý trên môi trường điện tử của 3 cấp chính quyền đạt tỷ lệ trên 90%. Cùng với đó, toàn tỉnh đã thành lập 1.473 tổ công nghệ số cộng đồng với sự tham gia của 11.255 thành viên.
Những kết quả đạt được là “con số biết nói” ẩn chứa đằng sau là các động lực thúc đẩy. Đó là sự nêu gương, làm gương của người đứng đầu qua hành động thực tế, nói đi đôi với làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đó còn là việc thiết lập, vận hành cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu lực, hiệu quả để kiên quyết sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, kỷ luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, giảm sút uy tín, nhất là nhũng nhiễu doanh nghiệp, gây phiền hà cho người dân. Đồng thời là chính sách thu hút, lựa chọn đúng người trong bộ máy lãnh đạo, quản lý, mạnh dạn bố trí, sử dụng ở các vị trí phải chịu trách nhiệm trong bối cảnh đầy khó khăn, thử thách những năm vừa qua./.
Giá trị giáo dục đặc thù của di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Ninh  (23/09/2023)
Quảng Ninh thực hiện tốt chính sách xã hội, nâng cao đời sống nhân dân  (16/09/2023)
Tỉnh Quảng Ninh phát triển logistics - ngành dịch vụ tiềm năng, tạo động lực dẫn dắt tăng trưởng vùng  (13/09/2023)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp