Đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến ở Hà Nội
TCCS - Nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ công, góp phần gia tăng tiện ích và sự thuận lợi cho người dân thành phố, Hà Nội quyết tâm năm 2019 có 80% thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn được cung cấp trực tuyến mức 3, 4, phấn đấu cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền ở mức 4.
Hiện đại hóa hành chính
Năm 2018, thành phố triển khai nhiều nhiệm vụ liên quan đến hiện đại hóa hành chính và đạt được những kết quả. Tỷ lệ thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 được nâng cao, từ đó, tạo bước chuyển biến căn bản về xây dựng chính quyền điện tử và hướng tới xây dựng thành phố thông minh.
Bên cạnh đó, trên cơ sở danh mục được phê duyệt, thành phố tích cực triển khai hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp kết nối với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của thành phố.
Từ ngày 17-11-2018, việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến các cấp trên thành phố (trừ các dịch vụ công trực tuyến do bộ, ngành triển khai) thực hiện tập trung tại hệ thống một cửa điện tử thành phố dùng chung 3 cấp. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, duy trì kết nối hạ tầng kỹ thuật phục vụ họp giao ban trực tuyến mở rộng đến cấp xã; duy trì, vận hành hệ thống mạng thông tin điện tử giữa Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố; duy trì, triển khai gửi, nhận 100% văn bản, tài liệu điện tử trong giao dịch hành chính điện tử.
Ngoài ra, nhằm khuyến khích, hỗ trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong mua bán trao đổi thương mại điện tử, thành phố sẽ thí điểm vận hành chuỗi “Cửa hàng tự động”. Theo đó, không người bán, mà sử dụng mô hình 020 Online 2 Offline, sử dụng mã hình QR trong đặt hàng trực tuyến và thanh toán trực tuyến, sử dụng logistics điện tử trong giao nhận sản phẩm, hàng hóa. Cùng với đó, thành phố tổ chức vận hành mạng lưới “Máy bán hàng tự động” tại các địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố. Đẩy mạnh sử dụng các phương tiện, hình thức, công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán điện tử) trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại cơ sở phân phối, bán lẻ hiện đại, cửa hàng xăng dầu, đơn vị cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông và trong mua sắm trực tuyến trên địa bàn.
Một điểm đáng chú ý nữa trong hiện đại hóa hành chính, đó là, thành phố đã chỉ đạo khá quyết liệt việc kết hợp chặt chẽ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo hợp tiêu chuẩn quốc gia. Năm 2018, 100% các sở, cơ quan ngang sở, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã đã thực hiện tự công bố hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001: 2008 và thực hiện đầy đủ việc duy trì hệ thống quản lý chất lượng thông qua đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo. 73% số xã, phường, thị trấn thực hiện công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008; 18 quận, huyện có 100% đơn vị cấp xã thực hiện công bố; 67% đơn vị trực thuộc các sở, ngành (đơn vị cấp 2) thực hiện công bố hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2008.
Nâng cao cấp độ dịch vụ công trực tuyến
Kế thừa và phát huy kết quả trên, Hà Nội đặt mục tiên nâng cao cấp độ dịch vụ công trực tuyền. Theo Kế hoạch Công nghệ thông tin năm 2019, Hà Nội khẳng định hướng tới mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền điện tử.
Cụ thể, sẽ hình thành một số thành phần của thành phố thông minh hướng tới xây dựng thành phố Hà Nội thông minh bền vững, mang lại tiện ích, an toàn, thân thiện cho người dân trên nền tảng công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng 4.0; nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin mạng; phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung trọng tâm của thành phố.
Hà Nội đặt mục tiêu trong năm 2019, 50% các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi của thành phố được kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia hiện có theo quy định. 80% thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn được cung cấp trực tuyến mức 3, 4, phấn đấu cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền ở mức 4.
Hà Nội còn đặt mục tiêu 100% các xã, phường, thị trấn được triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến (giao ban trực tuyến) kết nối với Ủy ban nhân dân thành phố và các sở, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã. Tối thiểu 50% số lượng các gói thầu hàng cạnh tranh, gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng.
Năm 2019, Hà Nội cũng dự kiến tập trung phát triển từ 1-2 khu công nghệ thông tin tập trung trọng điểm. Đồng thời, từng bước triển khai một số thành phần cơ bản của thành phố thông minh như Trung tâm điều hành thông minh thành phố Hà Nội, giao thông và du lịch thông minh.
Đồng bộ, sử dụng thống nhất một hệ thống
Để đạt được các mục tiêu kể trên, bên cạnh việc vạch rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ được thành phố tập trung triển khai trong thời gian tới, Hà Nội cũng thống nhất các nguyên tắc triển khai kế hoạch theo hướng tổng thể, đồng bộ, sử dụng chung thống nhất một hệ thống.
Tiếp tục kế thừa, phát huy hiệu quả các kết quả đã triển khai, dần thay thế, tích hợp các ứng dụng nhỏ, lẻ; triển khai theo từng giai đoạn, chọn các đơn vị làm thí điểm, sau đó nhân rộng, ưu tiên các lĩnh vực liên quan đến cải cách hành chính và lĩnh vực dễ triển khai, nhiều người sử dụng, bảo đảm không làm gián đoạn các hoạt động cung cấp dịch vụ công cho người dân; ưu tiên hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin; tăng cường các hoạt động trao đổi, hợp tác và tiếp thu kinh nghiệm, công nghệ mới của các nước, các tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu trong và ngoài nước.
Kết quả hiện nay, hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp thành phố đi vào vận hành giúp công tác quản lý, theo dõi và đánh giá định kỳ, đột xuất kết quả giải quyết thủ tục hành chính các cấp, các ngành trong thành phố thuận lợi, kịp thời chấn chỉnh việc thực hiện quy định hiện hành giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị.
Kết quả triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được công khai trên hệ thống dùng chung thành phố. Tính đến ngày 28-8-2019 là 1.427 dịch vụ công trực tuyến/1.839 thủ tục hành chính (trong đó 24 thủ tục hành chính chưa đáp ứng triển khai dịch vụ công trực tuyến) đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (đạt 79%). Mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2019 sẽ đạt 100% thủ tục hành chính triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
Trong năm 2019, thành phố sẽ triển khai nâng cấp, triển khai Hệ thống quản lý văn bản và điều hành thành phố tập trung, hình thành cơ sở dữ liệu hành chính cốt lõi phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đến các cấp, các ngành trong thành phố. Triển khai thực hiện từng bước số hóa dữ liệu làm cơ sở tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước thuộc thành phố theo hướng dẫn của các bộ, ngành.
Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của thành phố; chủ động phối hợp với Công an Thành phố, các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an tiếp nhận các thông tin cảnh báo, hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin, khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng, hướng dẫn khắc phục lỗ hổng gây mất an toàn thông tin trên các cổng thông tin điện tử, Website của các đơn vị trong thành phố Hà Nội, nhằm khắc phục, hạn chế những nguy cơ làm thay đổi giao diện, lộ, lọt, mất thông tin trên không gian mạng.
Đến nay, các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã bố trí nhân lực chuyên trách về công nghệ thông tin; hầu hết các đơn vị đã thiết lập hệ thống tường lửa, sử dụng phần mềm diệt virus; một số đơn vị có hệ thống cảnh báo truy nhập trái phép. Các hệ thống máy chủ, cơ sở dữ liệu đều sử dụng phần mềm có bản quyền./.
Hà Nội tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị  (29/11/2019)
Thương mại, thị trường Hà Nội - 65 năm, một chặng đường nhìn lại  (14/11/2019)
Thành phố Hà Nội nỗ lực khắc phục ô nhiễm sông, hồ  (03/11/2019)
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm chỉ tiêu dự toán ngân sách thành phố 2019  (03/11/2019)
Nhìn lại ba năm thực hiện quản lý thu - chi ngân sách thành phố Hà Nội  (23/10/2019)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm