Bộ Y tế hướng dẫn về loại sữa tham gia Chương trình Sữa học đường
Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1340/QĐ-TTg ngày 08-7-2016.
Chương trình đặt ra các chỉ tiêu đến năm 2020, 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường; chiều cao của trẻ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 - 2 cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010... Chương trình đưa ra 9 chỉ tiêu áp dụng cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học với thời gian thực hiện đến năm 2020.
Tại TP. Hồ Chí Minh, mới đây, ngày 08-10, HĐND thành phố đã thông qua đề nghị của UBND thành phố về cơ chế hỗ trợ từ ngân sách, để thực hiện đề án Sữa học đường cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh giai đoạn 2018-2020.
Trong năm học 2018-2019, chương trình triển khai với trẻ mẫu giáo và thí điểm học sinh lớp 1 tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh. Năm tiếp theo sẽ triển khai với trẻ mẫu giáo, rút kinh nghiệm và mở rộng thực hiện đại trà cho học sinh tiểu học lớp 1. Mỗi học sinh được uống sữa 9 tháng trong một năm học, trừ ba tháng hè; mỗi ngày uống 180 ml sữa.
Thành phố đề xuất kinh phí hỗ trợ theo tỷ lệ: ngân sách 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa 20% và cha mẹ học sinh 50%. Riêng với học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập (được cấp phép theo quy định của pháp luật) đang học tại các trường thực hiện đề án, ngân sách hỗ trợ 50%, doanh nghiệp hỗ trợ phần còn lại.
Còn tại Hà Nội, chương trình đã trải qua các bước như tham khảo các mô hình, khảo sát lấy ý kiến của phụ huynh, các cơ sở giáo dục, các sở ngành liên quan...
Theo kế hoạch trong tháng 10 này Hà Nội sẽ tổ chức đấu thầu nhà cung cấp sữa học đường cho 1,3 triệu học sinh./.
VietinBank: Ngân hàng an toàn nhất năm 2018  (15/10/2018)
Đưa vào hoạt động Trung tâm kiểm tra sức khỏe Chợ Rẫy Việt - Nhật  (15/10/2018)
Hãy vệ sinh đôi bàn tay để bảo vệ sự sống  (15/10/2018)
Trung tâm kiểm tra sức khỏe Chợ Rẫy Việt-Nhật - một trung tâm khám sức khỏe theo tiêu chuẩn quốc tế chính thức hoạt động  (14/10/2018)
Chính phủ sẵn sàng ‘đi chợ’ cùng bà con nông dân  (14/10/2018)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay