Số ca mắc bệnh chân tay miệng tiếp tục bùng phát tại nhiều địa phương
TCCSĐT – Từ năm 2018 đến nay, số trường hợp mắc bệnh chân tay miệng trên địa bàn một số tỉnh, thành gia tăng. Trước thực trạng đó, Sở Y tế các tỉnh, thành tích cực kêu gọi người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh, cũng như đưa ra những biện pháp hỗ trợ nhằm dập tắt dịch.
Hà Nội: Số ca mắc sởi và chân tay miệng tăng so với cùng kỳ năm 2017
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, từ đầu năm 2018 đến ngày 09-10-2018, số trường hợp mắc sởi và tay chân miệng trên địa bàn Thủ đô tăng so với cùng kỳ năm 2017, chưa có trường hợp tử vong, chưa ghi nhận ổ dịch lớn. Toàn thành phố đã ghi nhận 409 trường hợp mắc sởi, tăng 125 ca so với cùng kỳ năm 2017 và 1.742 ca tay chân miệng, tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2017.
Riêng bệnh sởi, mặc dù số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2017, song các ca bệnh phân bố rải rác tại các xã, phường, thị trấn, chưa xuất hiện ổ dịch, chưa có trường hợp tử vong. Đa số đối tượng mắc là trẻ em chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ mũi theo quy định.
Ông Hoàng Đức Hạnh cho biết, theo chu kỳ dịch 4 năm/lần, dự báo bệnh sởi có thể tiếp tục gia tăng tại Hà Nội trong các tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019. Thêm vào đó, dù tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi của Hà Nội luôn đạt so với tỷ lệ chung của toàn quốc (từ 95% - 97%), nhưng hàng năm vẫn còn khoảng 3% - 5% trẻ không được tiêm vắc xin sởi, đó là đối tượng dễ mắc bệnh. Trong 3 tháng cuối năm 2018, thành phố sẽ triển khai tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ.
Đối với bệnh sốt xuất huyết, từ đầu năm đến ngày 09-10, toàn thành phố có 1.428 ca sốt xuất huyết, giảm khoảng 96,4% so với cùng kỳ năm 2017 và chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã phối hợp với trung tâm y tế 30 quận, huyện, thị xã duy trì hoạt động giám sát dịch bệnh tại 63 bệnh viện từ tuyến Trung ương, bộ, ngành đến các bệnh viện tuyến cơ sở và một số bệnh viện tư nhân, tần suất giám sát 3 - 4 lần/tuần để phát hiện sớm ca bệnh. Từ nay đến cuối năm 2018, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh tay chân miệng nói riêng, trong đó cần tăng cường công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn, đặc biệt là tại các cơ sở giáo dục.
Để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện tiếp tục duy trì biện pháp phòng chống dịch bệnh như: Vệ sinh môi trường, kiểm soát và phát hiện sớm ca bệnh, khoanh vùng dập dịch, tăng cường tuyên truyền để người dân đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch… Trong trường hợp xuất hiện các ổ dịch cần làm tốt công tác phân loại, thu dung bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Bệnh tay chân miệng tăng cao và diễn biến phức tạp tại Khánh Hòa
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận hơn 1.300 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó, số bệnh nhi ở thể nặng tăng cao đột biến với những biến chứng nặng, hầu hết phụ huynh đều không phát hiện sớm dấu hiệu bệnh tay chân miệng của con em mình. Theo thống kê, thành phố Nha Trang, huyện Diên Khánh và thị xã Ninh Hòa là những địa bàn có số ca mắc cao, chiếm hơn một nửa số ca mắc của toàn tỉnh.
Trong tháng 8 và tháng 9, chỉ tính riêng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa đã có 393 ca, trong đó 25 ca mắc bệnh tay chân miệng ở mức độ nặng (mức độ 2B) và 7 ca bệnh nhân rất nặng (mức độ 3), tất cả đều là những bệnh nhi dưới 6 tuổi. Nhìn chung, tình trạng bệnh tay chân miệng năm nay khá phức tạp.
Chị Hồ Thị Diễm My (huyện Diên Khánh) có cháu 2 tuổi, đang được điều trị tay chân miệng tại Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa cho biết, sau khi phát hiện cháu nóng, sốt, gia đình đã tự mua thuốc hạ sốt cho cháu nhưng không có dấu hiệu phục hồi, hai ngày sau đó mới đưa cháu đi khám, lúc này tình trạng bệnh đã nặng, buộc nằm hồi sức, cách ly.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Quốc Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái, số ca tay chân miệng năm nay nhập viện tăng cao. Chỉ mới 9 ngày đầu tháng 10, bệnh viện lại tiếp nhận 185 ca, trong đó có đến 16 ca bệnh nặng đang được điều trị tích cực và có trường hợp gặp biến chứng. Đáng chú ý, một số ca bệnh nặng và diễn biến quá nhanh, bệnh viện buộc phải chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục điều trị.
“Bệnh tay chân miệng là bệnh chưa có vắc xin điều trị, do đó để tránh tình trạng bùng phát dịch trên diện rộng; dịch chồng dịch, phụ huynh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không nên chủ quan khi phát hiện các triệu chứng: nóng, sốt, nổi vết bỏng nhỏ ở tay chân… Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa đi khám, cách ly với trẻ khác tránh tình trạng lây lan, phát tán dịch”, Bác sĩ Nguyễn Vũ Quốc Bình khuyến cáo.
Hiện, đang là thời điểm trẻ nhỏ đến trường, nhà trẻ nên bệnh có khả năng lây lan nhanh và diễn biến phức tạp. Để chủ động phòng, chống dịch, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Khánh Hòa, các cấp tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, giám sát dịch; tăng cường truyền thông tại cộng đồng, đặc biệt là các trường mầm non, khu dân cư.
Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận hơn 1.000 ca mắc bệnh
Theo Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đầu năm 2018 đến ngày 09-10 , toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ghi nhận hơn 1.806 ca mắc bệnh tay chân miệng. Theo đánh giá của Bộ Y tế, Bà Rịa - Vũng Tàu là 1 trong 6 tỉnh, thành ở khu vực phía Nam có nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng trong 9 tháng đầu năm 2018.
Điều đáng nói, các ca mắc tay chân miệng tăng mạnh trong tháng 8 và 9, với 725 trường hợp. Thành phố Vũng Tàu là địa phương có số ca mắc tay chân miệng nhiều nhất tỉnh với 736 ca.
Bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp và mức độ lây lan nhanh nhưng, hiện nhiều phụ huynh chưa nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh, tự ý mua thuốc cho con uống và điều trị tại nhà. Sau khi trẻ bệnh phát triển nặng, sức khỏe của trẻ suy giảm, phụ huynh mới đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
Bác sĩ Vương Quang Thắng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bà Rịa khuyến cáo các bậc phụ huynh, khi thấy trẻ có các triệu chứng như: Sốt cao trên 39°C; miệng lở loét, nổi nốt ban và mọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; thường xuyên giật mình; thở nhanh, đi không vững, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Phụ huynh không nên chủ quan, tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ tại nhà.
Trước những diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công văn khẩn gửi Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, các bệnh viện, Phòng Y tế và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng. Theo đó, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng tổng hợp tình hình dịch bệnh từ đầu năm 2018 đến nay, phân tích dịch tễ bệnh, xác định yếu tố nguy cơ, vùng nguy cơ, dự báo dịch, hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị tuyến huyện giám sát, xử lý ca bệnh, ổ dịch kịp thời, không để bùng phát, lan rộng. Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe cập nhật tình hình dịch bệnh, dịch tễ và công tác triển khai của tỉnh, kiến thức phòng chống dịch bệnh để hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, chuyển tải đến cơ quan truyền thông phối hợp tuyên truyền. Các bệnh viện, cơ sở điều trị, chủ động phân loại bệnh nhân, chuẩn bị khu cách ly điều trị và phòng chống nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế./.
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai tiếp Đoàn đại biểu Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2023  (13/10/2018)
Đại hội đại biểu người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023  (13/10/2018)
Công bố Bộ chỉ tiêu chủ yếu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp cả nước và các địa phương năm 2017 và giai đoạn 2010 - 2017  (13/10/2018)
Phát động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi  (13/10/2018)
Quyền Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu Nông dân Việt Nam xuất sắc  (12/10/2018)
Bộ Y tế chỉ đạo nhằm tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện nhi đồng  (12/10/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay