Giải quyết những thách thức về kế hoạch hóa gia đình trong cộng đồng
TCCSĐT - Hệ thống y tế và dân số tại Việt Nam thời gian qua đã được cải thiện đáng kể, nhất là trong cung cấp dịch vụ tránh thai cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khoảng trống trong công tác cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi các cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết phù hợp.
Nhu cầu tránh thai ngày càng tăng
Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, Mai Trung Sơn cho biết, cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai ở nước ta ngày càng đa dạng. Phụ nữ Việt Nam ưu tiên hàng đầu là phương pháp tránh thai sử dụng dụng cụ tử cung, kế đó là sử dụng thuốc uống, bao cao su, triệt sản nữ, tiêm, cấy… Tuy nhiên, trong số các biện pháp tránh thai hiện đại, Việt Nam mới chỉ sản xuất được bao cao su và viên uống tránh thai. Thuốc tránh thai mới chỉ cập nhật đến thế hệ 1-2, nhưng ở các nước phát triển đã cập nhật đến thế hệ 3-4.
Trong khi đó, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) ở Việt Nam được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới và sẽ đạt cực đại vào năm 2027 - 2028. Số lượng vị thành niên, thanh niên có nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai cũng có xu hướng ngày càng tăng. Nhóm đối tượng này cần sự quan tâm hơn bởi đây là đối tượng phải đương đầu với nhiều nguy cơ, thách thức liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Đồng thời, yêu cầu về số lượng, chất lượng, kiểu dáng các phương tiện tránh thai ngày càng cao và đa dạng, đặt ra thách thức không nhỏ cho các công ty, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện tránh thai trong nước.
Một vấn đề khác cũng cần đề cập là viện trợ phương tiện tránh thai từ các đối tác quốc tế hiện nay không còn, ngân sách nhà nước dành cho mua sắm các phương tiện tránh thai hằng năm giảm đáng kể. Giai đoạn 2016 - 2017, ngân sách dành cho phương tiện tránh thai do Bộ Tài chính duyệt chỉ đáp ứng 26% nhu cầu, nhưng ngân sách nhà nước cũng chỉ đáp ứng được 81% số dự toán được Bộ Tài chính duyệt. Hiện nay, Nhà nước chỉ hỗ trợ phương tiện tránh thai cho các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn và các đối tượng chính sách khác, còn lại là huy động nguồn ngân sách từ cá nhân, cộng đồng hoặc địa phương tự trích ngân sách để mua rồi cấp phát cho người dân.
Bảo đảm tiếp cận thuận tiện, dễ dàng
Hiện nay, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề quản lý và điều phối phương tiện tránh thai theo cơ chế thị trường. Đây cũng là một thách thức không nhỏ trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình thời gian tới.
Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, Nguyễn Doãn Tú cho rằng, trong giai đoạn tới cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, bảo đảm đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai. Đặc biệt, ở Việt Nam cần thực hiện xã hội hóa dịch vụ và các phương tiện tránh thai, bảo đảm người dân được tiếp cận dịch vụ, thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp, xóa bỏ khác biệt giữa các vùng địa lý nhằm mang lại lợi ích cho người dân.
Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Để giải quyết được các thách thức đang tồn tại liên quan đến công tác kế hoạch hóa gia đình, cần có sự phối hợp liên ngành giữa các đơn vị liên quan. Trước hết, các đơn vị chức năng có liên quan cần xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất, nhập khẩu và cung ứng phương tiện tránh thai để bảo đảm đủ nguồn cung ứng các phương tiện tránh thai cho tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Y Tế; đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, các cơ sở cung cấp dịch vụ cần có đủ cán bộ đã qua đào tạo, đủ kinh nghiệm cung cấp, tư vấn các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để người dân có thông tin trước khi quyết định sử dụng một biện pháp tránh thai bất kỳ. Nội dung tư vấn cần bao gồm cả việc tư vấn trước và sau phá thai, giúp ngăn chặn tình trạng mang thai ngoài ý muốn nhiều lần, giảm bớt nhu cầu chưa được đáp ứng về các biện pháp tránh thai.
Hiện nay, các cơ sở y tế tư nhân và phi chính phủ đang gia tăng cung cấp các phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Do đó, Nhà nước cần xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát hiệu quả để kiểm tra, giám sát chất lượng các phương tiện tránh thai, dịch vụ tại các cơ sở này. Trong đó, các cơ quan chức năng cần xây dựng hướng dẫn cho đội ngũ y tế tuyến huyện để họ giám sát chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của các cơ sở y tế tư nhân, tổ chức phi chính phủ tại địa phương.
Mặt khác, cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai hiện nay không đồng đều. Do đó, các cơ quan chức năng cũng cần can thiệp nhất định để cân bằng cơ cấu các biện pháp tránh thai, cung cấp nhiều lựa chọn cho người dân. Các đơn vị liên quan cần xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả để giảm tối đa tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai tự nhiên, tăng cường sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; thực hiện truyền thông chuyển đổi hành vi thúc đẩy nam giới tham gia thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình./.
Bảo đảm an toàn thông tin trên mặt trận tư tưởng  (28/09/2018)
CIENCO4: Chuẩn bị niêm yết lên sàn Chứng khoán  (28/09/2018)
Dấu ấn cổ phần hóa tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (kỳ 1)  (28/09/2018)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gỡ khó cho hai dự án nhiệt điện miền Nam  (28/09/2018)
Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số: Cần những giải pháp mang tính chiến lược  (28/09/2018)
Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (28/09/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm