Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 17 đến ngày 23-9-2018)
23:40, ngày 19-09-2018
TCCSĐT - Thủ tướng chủ trì Phiên họp đầu Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần; Chủ tịch Quốc hội dự Lễ khai giảng tại Học viện Quốc phòng; Công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán; Phát triển kinh tế phải đi kèm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa; Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác ứng phó với lũ lụt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; Thông cáo đặc biệt về lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang;... là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Bộ Chính trị họp về các đề án chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 8 khóa XII
Trong hai ngày 18 và 19-9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị để cho ý kiến về các đề án chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 8 khóa XII.
Các đề án gồm: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và một số vấn đề quan trọng khác.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thay mặt Bộ Chính trị hoan nghênh, đánh giá cao việc chuẩn bị của Ban cán sự đảng Chính phủ, các ban đảng; các đề án được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, cơ bản đủ điều kiện để trình Hội nghị Trung ương.
Tổng Bí thư yêu cầu các cơ quan chuẩn bị đề án tiếp thu ý kiến của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, ý kiến của các ban, bộ, ngành có liên quan, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các đề án, bảo đảm chất lượng để chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 8 khóa XII sắp tới.
Các đề án gồm: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và một số vấn đề quan trọng khác.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thay mặt Bộ Chính trị hoan nghênh, đánh giá cao việc chuẩn bị của Ban cán sự đảng Chính phủ, các ban đảng; các đề án được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, cơ bản đủ điều kiện để trình Hội nghị Trung ương.
Tổng Bí thư yêu cầu các cơ quan chuẩn bị đề án tiếp thu ý kiến của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, ý kiến của các ban, bộ, ngành có liên quan, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các đề án, bảo đảm chất lượng để chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 8 khóa XII sắp tới.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp đầu Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử
Sáng 20-9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp thứ nhất Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.
Phiên họp đã công bố Quyết định thành lập và ra mắt Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Phó Chủ tịch Ủy ban; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Ủy viên thường trực, kiêm Tổng Thư ký Ủy ban.
Xây dựng Chính phủ điện tử là một trong những nội dung quan trọng của cải cách hành chính nhằm hiện thực hóa quyết tâm của Chính phủ về việc xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân.
Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử là “Nghĩ lớn, nhìn tổng thể, hành động nhanh, bắt đầu từ những việc nhỏ nhưng hiệu quả lớn”.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam đã có những tiến bộ trong xếp hạng về Chính phủ điện tử, năm 2018 tăng một bậc so với năm 2016, xếp hạng 88/193 quốc gia, vùng lãnh thổ và đứng thứ 6/11 nước trong khu vực ASEAN.
Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử (phiên bản 1.0) được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành năm 2015, đến nay đã có trên 50 bộ, ngành, địa phương triển khai nghiên cứu và xây dựng kiến trúc chính phủ, chính quyền điện tử.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam đã được định hướng từ lâu và việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được thực hiện ở nhiều cấp, ngành, giúp người dân đã quen với môi trường điện tử, môi trường mạng. Nhưng thực tế, xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam vẫn ở mức trung bình trên thế giới và trong các nước ASEAN. Điều đó cho thấy, cần tiếp tục thúc đẩy và quyết tâm hơn trong xây dựng Chính phủ điện tử.
Cùng với việc ra mắt Ủy ban, Thủ tướng cho biết, ngoài một số thành viên Chính phủ, còn có đại diện của 4 đơn vị công nghệ thông tin lớn, thể hiện tinh thần hợp tác công - tư trong xây dựng Chính phủ điện tử.
Việc thành lập Ủy ban với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng, chính là thể hiện quyết tâm chính trị rất cao để triển khai Chính phủ điện tử.
Thủ tướng biểu dương một số bộ, ngành, địa phương về xử lý hồ sơ công việc qua môi trường mạng, cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho người dân, triển khai một cửa điện tử… Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng, kết quả còn khiêm tốn, chưa đạt kỳ vọng mong muốn.
“Những tồn tại, bất cập hiện nay có nguyên nhân là chưa phát huy vai trò người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện. Cơ chế bảo đảm thực thi chưa đủ mạnh. Nhiều cơ quan, địa phương còn coi nhẹ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành. Việc triển khai mang nặng tính hình thức, thói quen giấy tờ chưa được khắc phục”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần
Theo nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Trần Đại Quang, sinh năm 1956, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, do mắc bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các giáo sư, bác sỹ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, nhưng đã không qua khỏi.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã qua đời lúc 10 giờ 5 phút, ngày 21-9-2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Ngày 02-4-2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, đồng chí Trần Đại Quang đã được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.
Chủ tịch Quốc hội dự Lễ khai giảng tại Học viện Quốc phòng
Sáng 21-9, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự Lễ khai giảng năm học 2018 - 2019 tại Học viện Quốc phòng.
Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính; Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; đại diện các bộ, ngành hữu quan.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu gửi tới toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sỹ Học viện Quốc phòng lời chúc sức khỏe, có nhiều đổi mới, sáng tạo và tiếp tục đạt được những thành tựu mới.
Chủ tịch Quốc hội ghi nhận trong công tác đào tạo, thời gian qua, Học viện luôn chú trọng xây dựng, đổi mới chương trình, nội dung với nhiều hình thức, biện pháp tổ chức sáng tạo trên tinh thần lấy người học làm trung tâm, tổ chức tốt 71 khóa bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho hơn 4.000 cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang; đào tạo, bồi dưỡng được hàng chục nghìn cán bộ cao cấp và cán bộ nghiên cứu khoa học có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cho Quân đội.
Chủ động nghiên cứu các đề tài, phát triển khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam, trong hợp tác quốc tế, Học viện Quốc phòng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ hợp tác về đào tạo, trong đó có việc tổ chức các lớp quan chức quốc phòng của trên 34 quốc gia, góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta...
Biểu dương những thành tích và sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên và chiến sỹ của Học viện Quốc phòng trong những năm qua, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ sự nghiệp quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đang đặt ra nhiều vấn đề vừa mang tính thời sự, khẩn trương, cấp bách, vừa mang tính cơ bản lâu dài.
Trong thời gian tới, Học viện cần thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang, đồng thời tích cực phối hợp với các cơ quan chiến lược chủ động nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các vấn đề về chiến lược quân sự, quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc, nhất là các nguyên tắc giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước; kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nâng cao khả năng, chất lượng dự báo, nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm những nhân tố dẫn đến đột biến, bất lợi.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Học viện cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết 28 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế...
Chủ tịch Quốc hội lưu ý: “Học viện Quốc phòng cần đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa, thực hiện tốt đề án xây dựng Học viện thông minh, tích cực nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong đào tạo và huấn luyện, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị huấn luyện; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên và chiến sỹ; đồng thời chú trọng xây dựng môi trường văn hóa, môi trường sư phạm tiên tiến, mẫu mực, kiên quyết không để những biểu hiện tiêu cực xâm nhập vào Học viện”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán
Ngày 21-9-2018, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức lễ công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán. Tham dự và chủ trì buổi lễ có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán được ban hành kèm theo Quyết định số 87/QĐ-HĐTC, ngày 04-7-2018, của Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia. Đây được coi là cuốn cẩm nang, với hệ thống những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử mà mỗi thẩm phán phải rèn luyện, tu dưỡng và phấn đấu; đồng thời là sự cam kết mạnh mẽ của Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia và các thẩm phán nói riêng, cán bộ, công chức ngành tòa án nói chung về việc giữ gìn đạo đức, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong quá trình dự thảo, Bộ Quy tắc nhận được sự ủng hộ cao và được các thẩm phán trên toàn quốc, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn có uy tín thảo luận, đóng góp ý kiến.
Nội dung Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán bao gồm Lời nói đầu, 03 chương, 17 điều, nêu rõ những chuẩn mực đạo đức của thẩm phán, như độc lập; liêm chính; vô tư, khách quan; công bằng, bình đẳng; đúng mực; tận tụy và không chậm trễ; năng lực và chuyên cần. Về quy tắc ứng xử của thẩm phán, Bộ Quy tắc quy định rõ những việc mà thẩm phán phải làm và không được làm trong từng trường hợp cụ thể, như khi thực hiện nhiệm vụ; tại cơ quan; với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác và thông tấn, báo chí; với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; tại nơi cư trú; tại gia đình; tại nơi công cộng; với các hoạt động ngoài nhiệm vụ xét xử. Để quán triệt và triển khai Bộ Quy tắc, ngày 20-9-2018, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị số 02/CT-CA, “Về quán triệt và triển khai thực hiện Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán”.
Phát biểu tại buổi lễ, thẩm phán Park Hyun-soo, Giám đốc Dự án Văn phòng Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam và ông Jacob Gammelgaard, Giám đốc thường trú Dự án Phát triển lập pháp quốc gia đều đánh giá cao Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán, đồng thời tin tưởng rằng, sự ra đời của Bộ Quy tắc này không những sẽ hỗ trợ cho các thẩm phán trong quá trình thực thi nhiệm vụ, mà còn góp phần củng cố niềm tin của người dân vào hoạt động của tòa án.
Phát triển kinh tế phải đi kèm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa
Ngày 21-9, Hội nghị trực tuyến tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2000 - 2018” được tổ chức tại Hà Nội.
“Chúng ta cần quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Văn hóa soi đường quốc dân đi”. Trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm cho văn hóa trở thành động lực, nền tảng tư tưởng, tinh thần của xã hội. Chăm lo bồi dưỡng, phát triển người Việt Nam đủ sức khỏe, có văn hóa, đủ bản lĩnh để hội nhập trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại Hội nghị.
Cùng tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá”, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và 15.000 đại biểu tại các điểm cầu trên cả nước.
Thủ tướng đánh giá, cùng với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, từng gia đình, từng dòng tộc... 18 năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thực sự trở thành cuộc vận động văn hóa lớn và nhận được sự ủng hộ đông đảo của các tầng lớp nhân dân. “Đây là sợi dây gắn kết các phong trào thi đua, các cuộc vận động trên toàn quốc”, Thủ tướng nói và nhận xét phong trào đã phát triển mạnh mẽ, có tác dụng tích cực, đặc biệt là việc xây dựng gia đình văn hóa với những truyền thống tốt đẹp “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”. Theo Thủ tướng, đây là yếu tố quan trọng để giáo dục truyền thống gia đình, dòng tộc, góp phần duy trì các “tế bào” của xã hội lành mạnh, văn minh.
Bên cạnh đó, phong trào đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc, các truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông được phát huy, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được đề cao, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hướng về cội nguồn, “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” được phát triển sâu rộng, phong phú, sinh động. Đặc biệt tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau, thương yêu giúp đỡ, quan tâm lẫn nhau trong từng thôn xóm, bản làng, khu phố... Đây là nét văn hóa, truyền thống đáng quý của dân tộc”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng nhìn nhận, phong trào này đã lan tỏa, trở thành động lực với tinh thần tự nguyện đóng góp sức người, sức của trong xây dựng quê hương đất nước, xây dựng nông thôn mới. Nhiều tấm gương tốt, người tốt, việc tốt được tôn vinh, nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng đời sống văn hoá được nhân rộng.
“Qua thực hiện phong trào, chúng ta có 1.200.000 gương người tốt việc tốt. Khi có một em bé, một phụ nữ khi gặp tai nạn giao thông nhiều người xắn tay áo giúp đỡ, lấy phương tiện chở đến bệnh viện”, Thủ tướng nêu ví dụ.
Tuy nhiên, đề cập đến những bất cập, yếu kém trong thực hiện phong trào, Thủ tướng chỉ rõ một số cấp ủy, tổ chức Đảng chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của phong trào, chưa sâu sát trong việc lãnh đạo, chỉ đạo những công việc triển khai, thực hiện phong trào. Ở một số nơi việc thực hiện phong trào còn mang tính hình thức, nặng về số lượng, nhẹ về chất lượng. Đặc biệt là trong nhận thức còn cho rằng, việc thực hiện phong trào này là của riêng mình, riêng ngành văn hóa chứ không phải của các cấp, của cộng đồng, của toàn dân.
Công tác phối hợp trong triển khai, thực hiện phong trào thiếu chặt chẽ, chưa rõ nhiệm vụ được phân công nên chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo có một số nơi chưa cao, chưa toàn diện. Năng lực tổ chức công việc của nhiều cán bộ phong trào cũng hạn chế; việc dành nguồn lực cho hoạt động của phong trào tại các cấp gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đi liền với đó là chất lượng hoạt động văn hóa chưa cao, chưa đồng đều giữa các vùng, miền, kết quả đạt được chưa bền vững.
“Lo kinh tế là cần thiết và quan trọng nhưng không lo xây dựng văn hóa thì xã hội sẽ không còn ý nghĩa. Kinh tế phải đi kèm với sự gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá”, Thủ tướng nêu rõ.
Để thực hiện tốt hơn nữa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, Thủ tướng đề nghị cần phải xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở cả cấp độ quốc gia, ở địa phương, cơ sở, trong cộng đồng dân cư, ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tôn vinh đề cao những phẩm chất tốt đẹp, cao thượng, nhân văn bên cạnh đó cần đấu tranh, phê phán, chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực, trái đạo lý để xây dựng đời sống văn hoá là việc làm của toàn dân và là nhiệm vụ bao trùm và lâu dài. Phải huy động được sức mạnh tổng hợp trong việc triển khai thực hiện, Thủ tướng quán triệt tại Hội nghị.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác ứng phó với lũ lụt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 23-9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ đi kiểm tra tình hình và các giải pháp ứng phó với lũ lụt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Đoàn công tác đã đi thị sát, kiểm tra tại một số khu vực trên địa bàn thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể, đoàn đã đi kiểm tra tình hình lũ tại khu vực gần biên giới Campuchia; thăm mô hình chốt cứu hộ cứu nạn tại cầu Cả Chanh, xã Tân Hội, thăm, tặng quà nhân dịp Trung thu tại điểm giữ trẻ tập trung trường mẫu giáo Cần Sen 2, thăm một số hộ dân tại cụm tuyến dân cư vượt lũ Cần Sen 2; kiểm tra điểm sạt lở tại xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.
Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được cũng như nỗ lực của các địa phương trong ứng phó với lũ đầu mùa, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị không được chủ quan, hết sức chủ động để ứng phó với lũ trong thời gian tới.
Trước dự báo lũ năm nay còn tiếp tục kéo dài, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh vùng đầu nguồn như Đồng Tháp, An Giang, Long An, Kiên Giang cần chủ động đề phòng những diễn biến phức tạp có thể xảy ra, triển khai thực hiện nghiêm Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
“Ưu tiên hàng đầu là bảo vệ tính mạng của người dân, nhất là tính mạng trẻ em, học sinh. Phát huy kinh nghiệm, tiếp tục tổ chức quản lý tốt các điểm trông giữ trẻ tập trung; quản lý việc giao thông trên sông nước, đưa đón học sinh tới trường, tổ chức các điểm cứu hộ, cứu nạn hỗ trợ kịp thời nhân dân khi xảy ra sự cố, tai nạn”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Cùng với đó, phải tập trung chủ động di dời người dân tại các khu vực nguy hiểm; rà soát, nắm tình hình, tổ chức tốt việc cứu trợ lương thực cho các hộ có nguy cơ thiếu đói, nhất là đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn bị ngập lụt; đảm bảo chương trình học tập cho học sinh, quản lý, đưa đón học sinh đến trường an toàn, tổ chức học bù cho học sinh tại các vùng ngập lũ ảnh hưởng đến điều kiện học tập.
Đề nghị các địa phương chủ động kinh phí, phương tiện, nguồn lực để bảo vệ các công trình hạ tầng lớn, bảo vệ sản xuất, mùa màng; đảm bảo điều kiện y tế, tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân; ngay sau khi lũ rút, xử lý vệ sinh môi trường, không để phát sinh dịch bệnh, nhất là bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp.
Đối với diện tích lúa còn chưa thu hoạch được, cần tập trung bảo vệ tối đa, tổ chức hộ đê, bảo vệ bờ bao, hạn chế bị vỡ thêm; tổ chức thu hoạch, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sản xuất vụ Đông Xuân (giống, phân bón, bơm tiêu ở một số khu vực để kịp thời vụ).
Thông cáo đặc biệt về lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:
Đồng chí Trần Đại Quang, sinh ngày 12-10-1956; quê quán: Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú tại nhà số 8, phố Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26-7-1980; Ủy viên Trung ương Đảng các khoá X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XI, XII; Chủ tịch nước (từ tháng 4-2016 đến nay), Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV; Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 10 giờ 05 phút ngày 21-9-2018 (tức ngày 12-8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Suốt quá trình hoạt động, công tác, đồng chí đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.
Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Trần Đại Quang, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Trần Đại Quang với nghi thức Quốc tang.
Ban lễ tang đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 37 thành viên do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam làm Trưởng ban.
Tang lễ đồng chí Trần Đại Quang tổ chức theo nghi thức Quốc tang.
Linh cữu đồng chí Trần Đại Quang quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ viếng đồng chí Trần Đại Quang bắt đầu từ 7 giờ 00 phút, ngày 26-9-2018, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang tổ chức vào 7 giờ 30 phút, ngày 27-9-2018 tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng từ 15 giờ 30 phút cùng ngày tại quê hương Chủ tịch nước xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình./.
Công tác phối hợp trong triển khai, thực hiện phong trào thiếu chặt chẽ, chưa rõ nhiệm vụ được phân công nên chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo có một số nơi chưa cao, chưa toàn diện. Năng lực tổ chức công việc của nhiều cán bộ phong trào cũng hạn chế; việc dành nguồn lực cho hoạt động của phong trào tại các cấp gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đi liền với đó là chất lượng hoạt động văn hóa chưa cao, chưa đồng đều giữa các vùng, miền, kết quả đạt được chưa bền vững.
“Lo kinh tế là cần thiết và quan trọng nhưng không lo xây dựng văn hóa thì xã hội sẽ không còn ý nghĩa. Kinh tế phải đi kèm với sự gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá”, Thủ tướng nêu rõ.
Để thực hiện tốt hơn nữa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, Thủ tướng đề nghị cần phải xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở cả cấp độ quốc gia, ở địa phương, cơ sở, trong cộng đồng dân cư, ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tôn vinh đề cao những phẩm chất tốt đẹp, cao thượng, nhân văn bên cạnh đó cần đấu tranh, phê phán, chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực, trái đạo lý để xây dựng đời sống văn hoá là việc làm của toàn dân và là nhiệm vụ bao trùm và lâu dài. Phải huy động được sức mạnh tổng hợp trong việc triển khai thực hiện, Thủ tướng quán triệt tại Hội nghị.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác ứng phó với lũ lụt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 23-9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ đi kiểm tra tình hình và các giải pháp ứng phó với lũ lụt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Đoàn công tác đã đi thị sát, kiểm tra tại một số khu vực trên địa bàn thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể, đoàn đã đi kiểm tra tình hình lũ tại khu vực gần biên giới Campuchia; thăm mô hình chốt cứu hộ cứu nạn tại cầu Cả Chanh, xã Tân Hội, thăm, tặng quà nhân dịp Trung thu tại điểm giữ trẻ tập trung trường mẫu giáo Cần Sen 2, thăm một số hộ dân tại cụm tuyến dân cư vượt lũ Cần Sen 2; kiểm tra điểm sạt lở tại xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.
Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được cũng như nỗ lực của các địa phương trong ứng phó với lũ đầu mùa, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị không được chủ quan, hết sức chủ động để ứng phó với lũ trong thời gian tới.
Trước dự báo lũ năm nay còn tiếp tục kéo dài, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh vùng đầu nguồn như Đồng Tháp, An Giang, Long An, Kiên Giang cần chủ động đề phòng những diễn biến phức tạp có thể xảy ra, triển khai thực hiện nghiêm Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
“Ưu tiên hàng đầu là bảo vệ tính mạng của người dân, nhất là tính mạng trẻ em, học sinh. Phát huy kinh nghiệm, tiếp tục tổ chức quản lý tốt các điểm trông giữ trẻ tập trung; quản lý việc giao thông trên sông nước, đưa đón học sinh tới trường, tổ chức các điểm cứu hộ, cứu nạn hỗ trợ kịp thời nhân dân khi xảy ra sự cố, tai nạn”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Cùng với đó, phải tập trung chủ động di dời người dân tại các khu vực nguy hiểm; rà soát, nắm tình hình, tổ chức tốt việc cứu trợ lương thực cho các hộ có nguy cơ thiếu đói, nhất là đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn bị ngập lụt; đảm bảo chương trình học tập cho học sinh, quản lý, đưa đón học sinh đến trường an toàn, tổ chức học bù cho học sinh tại các vùng ngập lũ ảnh hưởng đến điều kiện học tập.
Đề nghị các địa phương chủ động kinh phí, phương tiện, nguồn lực để bảo vệ các công trình hạ tầng lớn, bảo vệ sản xuất, mùa màng; đảm bảo điều kiện y tế, tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân; ngay sau khi lũ rút, xử lý vệ sinh môi trường, không để phát sinh dịch bệnh, nhất là bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp.
Đối với diện tích lúa còn chưa thu hoạch được, cần tập trung bảo vệ tối đa, tổ chức hộ đê, bảo vệ bờ bao, hạn chế bị vỡ thêm; tổ chức thu hoạch, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sản xuất vụ Đông Xuân (giống, phân bón, bơm tiêu ở một số khu vực để kịp thời vụ).
Thông cáo đặc biệt về lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:
Đồng chí Trần Đại Quang, sinh ngày 12-10-1956; quê quán: Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú tại nhà số 8, phố Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26-7-1980; Ủy viên Trung ương Đảng các khoá X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XI, XII; Chủ tịch nước (từ tháng 4-2016 đến nay), Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV; Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 10 giờ 05 phút ngày 21-9-2018 (tức ngày 12-8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Suốt quá trình hoạt động, công tác, đồng chí đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.
Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Trần Đại Quang, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Trần Đại Quang với nghi thức Quốc tang.
Ban lễ tang đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 37 thành viên do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam làm Trưởng ban.
Tang lễ đồng chí Trần Đại Quang tổ chức theo nghi thức Quốc tang.
Linh cữu đồng chí Trần Đại Quang quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ viếng đồng chí Trần Đại Quang bắt đầu từ 7 giờ 00 phút, ngày 26-9-2018, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang tổ chức vào 7 giờ 30 phút, ngày 27-9-2018 tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng từ 15 giờ 30 phút cùng ngày tại quê hương Chủ tịch nước xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình./.
Mấy khía cạnh lý luận về dân vận, công tác dân vận  (19/09/2018)
Mấy khía cạnh lý luận về dân vận, công tác dân vận  (19/09/2018)
ASOSAI 14: Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các Trưởng đoàn dự Đại hội ASOSAI lần thứ 14  (19/09/2018)
Tiếp tục phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (19/09/2018)
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nhậm chức Chủ tịch ASOSAI  (19/09/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên