Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 21 đến ngày 27-11-2016
Bộ Công Thương: Không bố trí cán bộ thiếu năng lực vào vị trí chủ chốt
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ngay khi tiếp nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có động thái quyết liệt sắp xếp lại cơ cấu bộ máy của bộ. Việc sắp xếp được đưa ra lấy ý kiến tập thể Ban cán sự bộ, nhất trí thông qua phương án kiện toàn và tái cấu trúc theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công Thương vừa đề xuất phương án cơ cấu tổ chức bộ máy nhiệm kỳ 2016-2022, theo đó tinh giản bộ máy, giảm các vụ, cục quản lý, số đơn vị trực thuộc bộ sẽ giảm từ 35 đơn vị hiện nay xuống còn 28 đơn vị (giảm 7 đơn vị so với cơ cấu cũ). Động thái rất quyết liệt này của Bộ Công Thương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, cải cách hành chính, tiết giảm chi phí, đi cùng với tinh giản bộ máy là nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ của công chức, viên chức.
Theo đề án tái cơ cấu bộ máy, Bộ sáp nhập Vụ Thi đua khen thưởng vào Văn phòng bộ, hợp nhất các vụ: Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Phát triển nguồn nhân lực; hợp nhất vụ Thị trường châu Á với vụ Thị trường châu Phi; Vụ thị trường châu Âu với thị trường châu Mỹ; xóa Tổng cục Năng lượng, tách tổng cục này thành một cục và 2 vụ; Vụ Thị trường thương mại miền núi nhập vào Vụ Thị trường trong nước…
Đồng thời, bộ cũng đề xuất thành lập mới Cục Phòng vệ thương mại để giải quyết các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên cọ xát với các vụ kiện quốc tế; đổi tên Cục Công nghiệp địa phương thành Cục Khuyến công; Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thành Cục Thương mại điện tử và kinh tế số; hợp nhất Cục Hóa chất với Vụ Công nghiệp nhẹ và Vụ Công nghiệp nặng thành Cục Công nghiệp; nâng cấp Cục Quản lý thị trường thành Tổng cục Quản lý thị trường.
Theo Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Quang Huy, việc đầu mối của bộ sẽ giảm đi 7 đơn vị, sẽ dôi dư 7 vị trí cấp trưởng. Tuy nhiên, các vị trí lãnh đạo cấp trưởng này có thể được xem xét, điều động giữ chức vụ cấp trưởng của đơn vị khác để thay thế cho lãnh đạo cấp trưởng nghỉ hưu (nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện) hoặc bố trí công tác tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc bộ. Các vị trí lãnh đạo dôi dư sau khi sáp nhập sẽ được: Bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc bộ (hiện tại, một số đơn vị sự nghiệp còn thiếu lãnh đạo cấp phó so với quy định, hoặc có lãnh đạo cấp trưởng chuẩn bị nghỉ hưu); là nguồn bổ sung, thay thế những công chức lãnh đạo chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc cử làm tham tán tại các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài; bổ nhiệm, cử giữ các chức vụ lãnh đạo, người đại diện tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty đối với lãnh đạo có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác đáp ứng được yêu cầu điều hành doanh nghiệp. Phương án cuối cùng là giải quyết tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP đối với cán bộ, công chức có năng lực, trình độ yếu kém, sức khỏe không đảm bảo buộc phải đưa ra khỏi bộ máy. “Bộ sẽ kiên quyết không bố trí cán bộ không đủ năng lực vào các vị trí chủ chốt như trưởng các đơn vị” - ông Huy nói. Theo lộ trình về tinh giản biên chế đến năm 2021, số lượng biên chế Bộ Công Thương phải tinh giản là 10% (trung bình mỗi năm tinh giản 1,5%). Ông Huy cũng cho biết, Bộ Nội vụ cũng đã giao chỉ tiêu biên chế năm 2017 của Bộ Công Thương, theo đó số lượng biên chế năm 2017 giảm so với năm 2016 (khoảng 1,5% như lộ trình).
Bộ Giao thông vận tải khai trương hệ thống dịch vụ công trực tuyến
Ngày 25-11, Bộ Giao thông vận tải chính thức khai trương hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải; cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu xe ô tô trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải tại địa chỉ: dichvucong.mt.gov.vn. Hệ thống mới sẽ rút ngắn thời gian và giảm chi phí cho doanh nghiệp vận tải, nâng cao cải cách hành chính của Bộ Giao thông vận tải.
Ông Vũ Duy Ninh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Bộ Giao thông vận tải cho biết phần mềm mới tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về vận tải đường bộ và sẽ triển khai trên cả nước từ ngày 01-01-2017, vượt trước kế hoạch sáu tháng.
Các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ chỉ cần đăng ký tài khoản, khai, nộp hồ sơ trực tuyến là có thể có được các giấy phép kinh doanh vận tải hay các phù hiệu như yêu cầu. Việc thanh toán dịch vụ có thể được thực hiện theo hai hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
Cũng theo ông Ninh, hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho 10 thủ tục hành chính được xây dựng theo mô hình tập trung và thống nhất triển khai tại các Sở Giao thông vận tải nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. 10 dịch vụ công trực tuyến mức 4 được áp dụng cho 10 thủ tục hành chính, trong đó, có 4 thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, 2 thủ tục cấp biển hiệu và 4 thủ tục cấp phù hiệu xe ô tô.
Các dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng quản lý tác nghiệp được xây dựng trên cùng một nền tảng công nghệ. Hệ thống bảo đảm toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, thông báo tình trạng thực hiện thủ tục hành chính, trả kết quả được thực hiện trên mạng.
Phần mềm cũng cung cấp công cụ xác nhận thông tin giữa các Sở Giao thông vận tải đồng thời tích hợp số liệu xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông đồng thời tích hợp các số liệu về giám sát hành trình, số liệu về đăng kiểm phương tiện giao thông.
Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành xây dựng 96 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 gồm 32 thủ tục lĩnh vực Đường thủy nội địa, 10 thủ tục lĩnh vực Đường bộ, 14 thủ tục lĩnh vực Đường sắt và 40 thủ tục lĩnh vực Hàng không.
Bộ Công an: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực
Ngày 25-11, tại TP. Hồ Chí Minh, Thanh tra Bộ Công an đã tổ chức Hội thảo phục vụ tổng kết thanh tra chuyên đề “Thực hiện các quy định về cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự”.
Trung tướng Nguyễn Văn Lưu, Chánh Thanh tra Bộ Công an, cho biết: Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, các cấp tích cực triển khai nhiều biện pháp cải cách hành chính thiết thực, hiệu quả. Bộ Công an đã ban hành, triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng.
Công tác cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng ở Công an các đơn vị, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, chuyển biến tích cực. Nhiều đơn vị, địa phương có những cách làm hay, mô hình sáng tạo trong cải cách thủ tục hành chính.
Năm 2016, Bộ Công an đã đưa công tác Thanh tra chuyên đề “Việc thực hiện quy định về cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự” vào chương trình công tác năm của Bộ Công an.
Đây là chuyên đề thanh tra có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và sự quản lý điều hành của Thủ trưởng Công an các cấp trong thực hiện kế hoạch công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2015 và hướng tới đẩy mạnh công tác cải cách hành chính giai đoạn II (2016-2020) theo Nghị quyết số 30C/NQ-CP của Chính phủ…
Đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân tại Hải Phòng - Thuận lợi cho người dân và công tác quản lý
Hải Phòng là một trong bốn thành phố được Bộ Tư pháp chọn làm thí điểm ứng dụng phần mềm hộ tịch điện tử trong đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân từ tháng 01-2016. Sau gần một năm thực hiện việc đăng ký số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo thuận lợi cho nhân dân khi thực hiện thủ tục cũng như cho các đơn vị chức năng trong quản lý.
Số định danh cá nhân (còn gọi là mã số công dân) là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số, xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp cho mỗi công dân Việt Nam từ khi sinh ra cho đến khi mất. Dãy số này dùng để xác định dữ liệu về căn cước công dân, cùng những dữ liệu khác về công dân, sử dụng trong các giấy tờ giao dịch, đi lại... Trong 12 số này, 3 số đầu là mã tỉnh nơi công dân sinh ra, số thứ 4 là giới tính (nam hoặc nữ), 2 số tiếp theo là năm sinh, 6 số còn lại là thứ tự hồ sơ cấp.
Thực hiện Luật Căn cước công dân, Luật Hộ tịch và được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát đã phối hợp với Liên danh nhà thầu hoàn thành việc xây dựng Trung tâm cấp số định danh cá nhân phục vụ việc cấp số định danh cá nhân cho trẻ sơ sinh từ ngày 01-01-2016. Phối hợp cùng Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc tịch và chứng thực, Cục Công nghệ thông tin) xây dựng phương án trao đổi dữ liệu chạy thử nghiệm trên hệ thống và đã cấp số định danh cá nhân cho trẻ em mới sinh tại năm địa phương (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) từ ngày 04-01-2016.
Tại Hải Phòng, việc đăng ký khai sinh cùng với cấp số định danh cho trẻ khá thuận lợi. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cập nhật vào phần mềm đăng ký khai sinh trực tuyến của Bộ Tư pháp thực hiện các bước đăng ký khai sinh; kiểm tra chính xác các thông tin, chuyển dữ liệu đến Bộ Tư pháp. Thông tin được chuyển sang Bộ Công an để cấp mã số định danh cá nhân. Khoảng 2 phút sau việc đăng ký khai sinh và cấp số định danh cho trẻ hoàn thành.
Không chỉ thuận tiện cho người dân thực hiện đăng ký thủ tục khai sinh cho con cái, việc thí điểm thành công đăng ký khai sinh qua phần mềm hộ tịch điện tử còn tạo điều kiện cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch tiếp cận với công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch, giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc theo dõi, quản lý nghiệp vụ đăng ký khai sinh nhanh chóng, khoa học và kịp thời phát hiện sai sót để điều chỉnh.
Qua gần một năm triển khai, thành phố Hải Phòng đã cấp số định danh cá nhân và đăng ký khai sinh cho hơn 22.000 trẻ em. Được biết, việc cấp số định danh cá nhân còn được phát huy hiệu quả hơn khi tới đây hoàn thành “Cơ sở dữ liệu khu dân cư” với gần 2 triệu công dân trên địa bàn, Hải Phòng sẽ cùng Bộ Công an cấp số định danh cho toàn bộ số công dân này. Hiện các đơn vị chức năng đã cấp số định danh tạm thời cho gần 2 triệu công dân để quản lý trên hệ thống.
Vĩnh Phúc thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, huyện
Vĩnh Phúc đã xây dựng và ban hành Đề án thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, huyện nhằm nâng cao hơn chất lượng phục vụ, tạo lập được đầu mối chung quản lý, vận hành thống nhất, thông suốt, thuận tiện, văn minh, hiện đại; giải quyết nhanh, có hiệu quả các hồ sơ thủ tục hành chính của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
Các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh được cải tiến công việc theo hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá, tách hoạt động chuyên môn nghiệp vụ với việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức và công dân.
Trung tâm hành chính tăng cường cơ chế giám sát và tự giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; phát huy tối đa sự giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và của đội ngũ công chức, viên chức, góp phần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước; nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của công chức, viên chức nhất là về kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân. Thông qua tổ chức hoạt động của Trung tâm sẽ góp phần đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ thông tin trong quản lý, điêu hành hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính và xây dựng chính quyền điện tử theo Nghị quyết số 36A của Chính phủ.
Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh là bộ phận thuộc Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm Hành chính công cấp huyện được bố trí theo như Đề án thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại của các huyện. Theo Đề án, Trung tâm Hành chính công tỉnh và các địa phương: Vĩnh Yên, Yên Lạc, Tam Đảo đi vào hoạt động trong tháng 01-2017; trung tâm thuộc các huyện, thị còn lại đi vào hoạt động trong quý I-2017.
Hiện nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại 166 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (gọi chung là Bộ phận một cửa, một cửa liên thông) ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã, gồm: 20/20 sở, ban, ngành; 9/9 huyện, thành, thị; 137/137 xã, phường, thị trấn, với tổng số 689 công chức, viên chức. Vĩnh Phúc có 1.684 thủ tục hành chính thuộc 170 lĩnh vực. Trong đó có 884 thủ tục hành chính thuộc 106 lĩnh vực đang thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thu hút đầu tư, năm 2012 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh (IPA). IPA là cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. IPA có chức năng tham mưu, giúp Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ, thu hút đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh và là đầu mối tiếp xúc, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết một số thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông. Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đầu tư trong suốt quá trình dự án hoạt động.
Theo cơ chế một cửa liên thông thực hiện qua IPA có 9 cơ quan, đơn vị là: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Ban Quản lý các khu công nghiệp.
Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cải cách hành chính
Ngày 23-11, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 08/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính và Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo tại hội nghị, ngay từ đầu tỉnh Bình Dương đã xác định đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện Quyết định số 08/QĐ-TTg và Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nhờ đó, các mục tiêu, nhiệm vụ đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm cơ bản được thực hiện, đảm bảo công khai, minh bạch... tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình - Cục trưởng cục Công tác phía Nam, Bộ Tư pháp đã đánh giá cao UBND tỉnh Bình Dương trong tổ chức triển khai thực hiện tốt Quyết định số 08/QĐ-TTg và Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã nhận thức sâu sắc, xác định tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính; đồng thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, góp phần vào thành công chung trong công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, Bộ Tư pháp.
Ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã tiếp tục tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính, đồng thời, đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chú ý đến yếu tố con người trong thực hiện các nhiệm vụ trong cải cách thủ tục hành chính.
Nhân dịp này, UBND tỉnh Bình Dương tặng Bằng khen cho 7 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách thủ tục hành chính năm 2015-2016./.
Chủ tịch Quốc hội dự Lễ tang Lãnh tụ Cuba Fidel Castro  (27/11/2016)
Lễ trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XI, năm 2016  (27/11/2016)
Chủ tịch nước dự lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16  (27/11/2016)
Kỷ niệm sâu sắc về những lần được gặp Lãnh tụ Cuba Fidel Castro  (27/11/2016)
Hội nghị về chống biến đổi khí hậu với rừng ngập mặn ven biển Việt Nam  (27/11/2016)
Hoạt động của Chủ tịch nước bên lề Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ  (27/11/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên