Huyện Chương Mỹ chú trọng phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân
TCCS - Chương Mỹ là huyện nằm ở phía tây nam của thành phố Hà Nội, có lợi thế diện tích đất nông nghiệp lớn, nguồn lao động dồi dào. Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng sinh thái trong sản xuất, huyện Chương Mỹ đã xây dựng các chương trình, đề án nông nghiệp chuyên canh tập trung theo vùng, xã trọng điểm gắn với chuỗi giá trị nông sản an toàn, bền vững, từng bước đưa sản xuất nông nghiệp phát triển, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Chương Mỹ có 30 xã, 2 thị trấn, với gần 69.500 hộ dân, trong đó số hộ nông nghiệp chiếm 32,5%. Với lợi thế diện tích đất nông nghiệp lớn, nguồn lao động dồi dào, cần cù, chăm chỉ và bước đầu được đào tạo, ngành nông nghiệp của huyện Chương Mỹ trong những năm qua có bước phát triển ổn định. Huyện có địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt, vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa có núi, đồi, sông, hồ, đồng, bãi, kết hợp với hệ thống sông Bùi, sông Tích ở phía tây, sông Đáy bao bọc phía đông, thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng và phong phú. Trong đó, vùng bán sơn địa chiếm hơn 40% diện tích, có tiềm năng phát triển kinh tế trang trại, thương mại, dịch vụ du lịch sinh thái, các khu vui chơi giải trí; vùng bãi ven sông Đáy chiếm hơn 20% diện tích, có lợi thế để phát triển loại hình du lịch xanh; vùng trũng giữa huyện chiếm gần 40% diện tích.
Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng sinh thái trong sản xuất, cùng với chính sách hỗ trợ phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, Chương Mỹ đã xây dựng các chương trình, đề án nông nghiệp chuyên canh tập trung theo vùng, xã trọng điểm gắn với chuỗi giá trị nông sản an toàn, bền vững, từng bước đưa sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển ổn định và hướng tới một nền nông nghiệp an toàn gắn với thị trường. Huyện Chương Mỹ đã hình thành được vùng sản xuất lúa chất lượng cao. Sản xuất lúa trên địa bàn huyện từng bước được cơ giới hóa đồng bộ. Cùng với chương trình phát triển lúa chất lượng cao, phát triển sản xuất rau an toàn được huyện Chương Mỹ xác định là một trong những thế mạnh để tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Năm 2023, giá trị sản xuất 4.836 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 5,9% so cùng kỳ. Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi là 65,8%, trồng trọt là 34,2%. Đến nay, vùng sản xuất rau tập trung chuyên canh của huyện được đầu tư hạ tầng đồng bộ, gồm đường giao thông, điện phục vụ sản xuất, hệ thống tưới và nhà sơ chế, đáp ứng nhu cầu sản xuất rau an toàn và sơ chế đóng gói sản phẩm. Để quản lý minh bạch nguồn gốc xuất xứ rau tại vùng rau Chúc Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ đã phối hợp với Viện công nghệ và Phát triển giáo dục triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm giám sát, minh bạch truy xuất nguồn gốc rau VietGAP bằng hệ thống tem truy xuất điện tử. Về cơ bản, việc ứng dụng khoa học - công nghệ, kỹ thuật hiện đại được triển khai hiệu quả, đem lại niềm tin cho người tiêu dùng Thủ đô.
Bên cạnh đó, Huyện Chương Mỹ đã tiến hành quy hoạch vùng chuyên canh cây bưởi gốc Diễn, với diện tích 500ha. Đến nay, vùng trồng tập trung, chuyên canh bưởi Diễn đã phát triển được 561ha, trong đó diện tích đang cho quả là 225ha, tập trung ở các xã vùng đồi gò trên địa bàn huyện. Tính đến cuối năm 2023, hơn 90% diện tích trồng bưởi của huyện đạt năng suất trung bình 20 tấn/ha, vùng sản xuất chuyên canh đạt 28 tấn/ha, sản lượng ước đạt 4.500 tấn, chất lượng quả bưởi đã được nâng lên rõ rệt. Hầu hết diện tích bưởi của Chương Mỹ đã triển khai áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Thương hiệu “Bưởi Chương Mỹ” đã tiếp cận đến người tiêu dùng Thủ đô thông qua liên kết 4 nhà, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Chương Mỹ còn hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, từng bước cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng mỗi làng một sản phẩm, chuyển từ sản xuất truyền thống sang phát triển các loại cây đặc sản chất lượng cao, sản xuất bước đầu được kết nối với thị trường theo chuỗi giá trị. Diện tích áp dụng VietGAP ngày một tăng, nông nghiệp sinh thái đã được chú trọng, môi trường sống được cải thiện. Diện tích cây hằng năm được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng ngày một tăng, gồm: 39ha rau VietGAP, Global GAP; 230ha lúa VietGAP, 90ha lúa hữu cơ được chứng nhận theo tiêu chuẩn của Mỹ và Việt Nam, 15ha lúa được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam giai đoạn chuyển đổi; diện tích bưởi đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP 136,6ha; chứng nhận hữu cơ 10ha. Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Chúc Sơn, với diện tích 10ha rau được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, góp phần cung cấp rau cho một số trường học, siêu thị, cửa hàng tiện ích và bếp ăn tập thể của một số trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ gạo hữu cơ Đồng Phú, với quy mô 48ha, được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hữu cơ. Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú đã liên kết sản xuất và tiêu thụ với 3 doanh nghiệp, đưa sản phẩm phẩm gạo hữu cơ Đồng Phú tiêu thụ tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu sang châu Âu. Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, rau an toàn và bưởi của hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến với diện tích 40ha, sản phẩm được liên kết tiêu thụ với hệ thống các siêu thị, cửa hàng của Big C, T-Mart, Vin-Mart, Sói Biển, Grove Fesh, Công ty xuất ăn công nghiệp Hà Nội, các cửa hàng thực phẩm sạch, bếp ăn tập thể. Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau, bưởi của hợp tác xã Bưởi Núi Bé với diện tích 18ha, sản phẩm được tiêu thụ tại hệ thống siêu thị Hapro, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tom, hợp tác xã rau Thanh Xuân - Sóc Sơn, hợp tác xã rau Tứ Xá - Phúc Thọ, các cửa hàng tiện ích, các nhà hàng và bán hàng online trên trang web: https://chonhaminh.gov.vn…
Ngoài ra, huyện Chương Mỹ còn xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiêu biểu là mô hình ứng dụng nuôi cấy mô và hệ thống điều hòa điều khiển nhiệt độ trong nhà kính để sản xuất hoa lan hồ điệp tại xã Thụy Hương, quy mô 0,5ha, giá trị sản xuất trên 1 tỷ đồng. Mô hình sản xuất bưởi Diễn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đồi gò, với thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm. Mô hình sản xuất rau, quả công nghệ cao (nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm) tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại thu nhập cao cho người dân từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm. Mô hình ứng dụng tự động hóa trong phun thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học tại Hợp tác xã dịch vụ khoa học - công nghệ và tiêu thụ nông sản Chương Mỹ góp phần tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế.
Huyện đã xây dựng được các chuỗi liên kết trong chăn nuôi tiêu biểu, như: (i) Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ trứng gà Tiên Viên của Công ty Cổ phần Tiên Viên với quy mô sản xuất 12ha, phát triển gà đẻ trứng thương phẩm và gà đẻ trứng giống, ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo đem lại gà giống chất lượng cao cung cấp ra thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cung cấp trứng thương phẩm. (ii) Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ trứng, thịt gia cầm với 82 trang trại chăn nuôi gia cầm liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty JAFA, Công ty Gudan… (iii) Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ thịt với 65 trang trại chăn nuôi lợn liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty JAFA, Công ty CJ Vina. Việc chăn nuôi theo chuỗi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập ổn định cho các thành viên hợp tác xã. Các mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao với hệ thống chuồng nuôi khép kín sử dụng hệ thống làm mát, máng ăn tự động, hệ thống cấp nước tự động, hệ thống xử lý chất thải Biogas, đệm lót sinh học, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm rủi ro, bệnh tật cho vật nuôi. Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 900 hộ nuôi sử dụng các thiết bị làm giàu ôxy trong nuôi trồng thủy sản, sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ dịch bệnh và tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn, từ đó giảm dịch bệnh trên thủy sản, tăng năng suất hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi.
Thời gian tới, huyện Chương Mỹ sẽ tăng cường biện pháp tiên tiến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đến hộ sản xuất. Đối với sản xuất lúa, huyện đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, chế biến; ưu tiên mở rộng cơ giới hóa đồng bộ cho vùng sản xuất chuyên canh tập trung lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ, ứng dụng quy trình gieo mạ công nghiệp tập trung, cấy máy, tổ chức phun thuốc bằng máy bay để bảo đảm sức khỏe người sản xuất. Tiếp tục mở rộng diện tích thâm canh lúa cải tiến (SRI), sử dụng nguồn nước hợp lý, bón phân cân đối. Đối với sản xuất rau màu, huyện mở rộng diện tích sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; phát triển diện tích sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao (nhà lưới, nhà màng và các biện pháp che phủ khác). Đối với cây ăn quả, tiếp tục xây dựng vùng sản xuất chuyên canh cây ăn quả giá trị kinh tế cao, mở rộng diện tích bưởi được chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, đồng thời mở rộng diện tích sản xuất trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ. Xây dựng 2 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong đó có 1 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bưởi theo hướng hữu cơ, 1 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
Thời gian tới, phát huy những kết quả đạt được trong phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng chuỗi giá trị nông sản, huyện Chương Mỹ chú trọng xây dựng vùng nông nghiệp tập trung, chuyên canh gắn với phát triển chuỗi giá trị nhằm cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Trong đó, sẽ tập trung ứng dụng và huy động nguồn lực về khoa học - công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện việc cơ giới hóa đồng bộ trong chăn nuôi và trồng trọt. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn huyện, hỗ trợ và củng cố hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác để phát triển nhanh chuỗi giá trị nông sản các sản phẩm chủ lực gắn với thị trường. Phấn đấu trong 5 năm tới, ngành nông nghiệp Chương Mỹ có sự bứt phá về chất lượng, tạo ra sản phẩm có chất lượng, gia tăng giá trị trên đơn vị canh tác, đem lại thu nhập cao cho người nông dân./.
Vận dụng Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giáo dục văn hóa ứng xử cho cán bộ, chiến sĩ công an phường trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội  (12/11/2024)
Xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống, phong cách ứng xử, xứng đáng là Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”  (12/11/2024)
Phú Xuyên (Hà Nội): Hồi sinh làng nghề giấy dó cổ truyền An Cốc góp phần phát triển du lịch bền vững  (11/11/2024)
Thành phố Hà Nội nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, bảo đảm chăm sóc toàn diện sức khỏe nhân dân  (10/11/2024)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay