Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong phong trào bảo vệ môi trường
TCCS - Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2019 - 2022”. Đề án nhằm nâng cao nhận thức và hướng tới thay đổi hành vi cho thanh thiếu niên nói riêng và nhân dân nói chung trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, nhiều hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vì môi trường xanh - sạch - đẹp được các cấp bộ đoàn trong cả nước triển khai rộng khắp trong đoàn viên, thanh niên mang lại nhiều kết quả thiết thực.
Hằng năm, các cấp bộ đoàn đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên về bảo vệ môi trường trong đó là những hạn chế, tác hại của rác thải nhựa. Lực lượng đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã tích cực phát quang bụi rậm; thu gom, phân loại, xử lý rác thải, xử lý các điểm tập kết rác tự phát; vận động nhân dân địa phương tham gia xây dựng các công trình nước sạch vệ sinh môi trường... Các cấp bộ đoàn đã phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức các chiến dịch truyền thông nhân dịp: Tết trồng cây, Ngày nước thế giới, Ngày môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn gắn với Tháng Thanh niên, Chiến dịch tình nguyện hè, Chương trình tình nguyện mùa đông, Ngày thứ Bảy tình nguyện, Ngày Chủ nhật xanh... thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên hưởng ứng. Với phương châm “Mỗi thanh niên một hành động, mỗi cơ sở đoàn một hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường”, các cơ sở đoàn đã triển khai nhiều phần việc, như: đảm nhận các tuyến đường giao thông tự quản; xây dựng cơ quan, đơn vị sáng - xanh - sạch - đẹp; xây dựng và nhân rộng mô hình, công trình, phần việc thanh niên bảo vệ môi trường; vận động đoàn viên, thanh niên hạn chế sử dụng túi nilon, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt; thành lập các đội thanh niên xung kích tình nguyện sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; tổ chức tổng vệ sinh môi trường đường ngõ xóm, nạo vét kênh mương, thu gom rác thải tại các bãi rác tự phát, làm đường giao thông nông thôn; tổ chức các ngày hội “Vì tương lai xanh” đổi rác thải, lấy cây xanh và các vật dụng hữu ích. Qua các hoạt động đã chuyển tải sinh động thông điệp kêu gọi bảo vệ môi trường, tái chế vật liệu đã qua sử dụng đến đoàn viên, thanh thiếu nhi và các tầng lớp nhân dân. Từ đầu năm 2021 đến nay, các đợt ra quân đồng loạt, như “Ngày thứ Bảy tình nguyện” và “Ngày Chủ nhật xanh” vệ sinh môi trường đã thu hút gần hàng chục nghìn lượt đoàn viên, thanh niên tham gia.
Trong thời gian tới, Trung ương Đoàn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường 2020 với các nội dung chính như sau:
1. Tuyên truyền về vai trò ngày càng quan trọng của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường, tiêu biểu nhất là thông qua việc hình thành các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường hiệu quả. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc thu thập, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường; tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
2. Tuyên truyền về các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm người dân Việt Nam được hưởng chất lượng môi trường ngang bằng với các nước trên thế giới và cũng hài hòa với quy định của quốc tế để góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Tuyên truyền về kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí; đánh giá, theo dõi chất lượng môi trường không khí và công khai thông tin; cảnh báo cho cộng đồng và triển khai các biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm; tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
4. Tuyên truyền nhằm thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn; định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
5. Tuyên truyền các quy định về ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển thị trường carbon trong nước; về chính sách phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên…
Bên cạnh đó, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, Trung ương Đoàn tiếp tục vận động đoàn viên, thanh niên và nhân dân tham gia các chương trình phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; thực hiện tiết kiệm điện, nước, trồng nhiều cây xanh, thu gom các loại rác góp phần giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường góp phần thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường xây dựng đất nước xanh, sạch, đẹp …./.
Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 tạo bước tiến lớn trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta  (05/09/2022)
Bát Tràng - Điển hình phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường  (24/08/2022)
Đẩy mạnh sử dụng công nghệ hiện đại vào xử lý rác thải rắn sinh hoạt  (12/08/2022)
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Cõi thiêng Đồng Lộc”  (23/07/2022)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm