Vĩnh Phúc hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025
TCCS - Phát triển chăn nuôi theo quy trình sản xuất tốt (VietGAP) và tương đương, ưu tiên các nhóm sản phẩm chủ lực đang là một trong những hướng đi trọng tâm của ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trước bối cảnh giá thức ăn, thuốc thú y và vật tư phục vụ chăn nuôi tăng cao; giá bán các sản phẩm chăn nuôi không ổn định; dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp; tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, xen kẽ trong dân cư... khiến người chăn nuôi chưa thực sự tạo được giá trị kinh tế cao và bền vững.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 17.000 con trâu, 97.000 con bò, 473.000 con lợn và gần 12 triệu con gia cầm. Trong năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thời tiết diễn biến bất thường nhưng giá trị sản xuất chăn nuôi trên địa bàn vẫn tăng trưởng 7,24%, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 56,9% trong sản xuất nông nghiệp. Riêng 8 tháng đầu năm 2022, các sản phẩm chủ lực trong chăn nuôi vẫn có bước tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước, trong đó, sản lượng thịt lợn hơi tăng 5,45%; thịt gia cầm hơi tăng 4,24%; sản lượng trứng gia cầm tăng 5,87%; sản lượng sữa bò tươi tăng gần 12,9%. Tại một số địa phương cũng đã hình thành các vùng chăn nuôi tập trung sử dụng giống mới, thức ăn công nghiệp, chuồng trại khép kín, như gà đẻ, gà thịt ở Tam Dương, Tam Đảo; chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Tường, chăn nuôi lợn ở Lập Thạch, Yên Lạc…
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, ngành chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ bởi hiện nay đa phần các hộ vẫn sản xuất theo hình thức nhỏ lẻ, phân tán. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quản lý giết mổ và xử lý ô nhiễm môi trường mà chính bản thân hộ nuôi cũng đang chịu nhiều rủi ro bởi tác động của dịch bệnh, giá cả thị trường, khó khăn trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, mặc dù Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết đã và đang mang đến những cơ hội mới cho ngành chăn nuôi nhưng số doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi vẫn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn so với công nghiệp, dịch vụ và mức độ đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng cũng như nhu cầu phát triển của ngành.
Nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc kể trên, tạo đòn bẩy cho phát triển chăn nuôi chuyên nghiệp, hiệu quả, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra nhiều giải pháp phát triển các loại giống vật nuôi chủ lực, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi để tăng sức cạnh tranh, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trọng tâm là đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, chủ động xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường; tiếp tục phát triển chăn nuôi theo các chuỗi liên kết sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật để cải tạo đàn giống vật nuôi địa phương. Cùng với đó, tổ chức lại sản xuất theo hướng khuyến khích đẩy mạnh cơ giới hóa, phát triển kinh tế hợp tác, tích cực hỗ trợ hộ nông dân phát triển đa dạng các loại hình chăn nuôi, liên kết với doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát các chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, dự báo thị trường để khuyến cáo người chăn nuôi điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Đặc biệt, để hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực trong chăn nuôi, hướng tới mục tiêu đưa giá trị sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2022 - 2025 tăng bình quân 3,0%/năm; chuyển dịch chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, hàng hóa; xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật trên cạn với tỷ lệ tiêm vắc xin đạt trên 80% tổng đàn, ngày 15-8-2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025. Theo đó, ngân sách tỉnh sẽ dành gần 103 tỷ đồng để triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy phát triển chăn nuôi. Cụ thể, sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng giống vật nuôi gần 8 tỷ đồng; hỗ trợ chính sách phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm 60 tỷ đồng; hỗ trợ đổi mới phương thức sản xuất chăn nuôi, bao gồm xử lý chất thải, chứng nhận VietGAP, hữu cơ và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hơn 34 tỷ đồng, số tiền còn lại sẽ được sử dụng để xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi./.
Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh Luông Nậm Thà (Lào) thăm và làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc (Việt Nam)  (08/08/2022)
Trên 16.400 hộ được thụ hưởng vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc  (03/08/2022)
Nâng tầm giá trị sản phẩm sữa bò Tam Đảo  (02/08/2022)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm