Huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội: nỗ lực xây dựng nông thôn mới thực chất, bền vững
TCCS - Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Ứng Hòa có 28/28 xã được công nhận đạt chuẩn. Năm 2021, huyện hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Diện mạo thay đổi toàn diện, ngày một khang trang hơn, đời sống nhân dân được nâng cao.
Nhiều kết quả tích cực
Triển khai xây dựng nông thôn mới, huyện Ứng Hòa chủ động, tích cực chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp; xây dựng, ban hành các cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế trong sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, theo vùng sản xuất tập trung; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung có quy mô lớn, dần hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, sản xuất theo hướng công nghệ cao. Đến nay, toàn huyện có 8 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất, giá trị trên 1 héc-ta canh tác và nâng cao đời sống nông dân. Huyện tiếp tục hỗ trợ, đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình hạ tầng nông thôn ở các xã. Đường làng, ngõ xóm, hệ thống thoát nước được kiên cố hóa, đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt. Huyện còn chú trọng đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Công tác vệ sinh môi trường nông thôn được chú trọng, tỷ lệ rác thải được thu gom xử lý trong ngày tại khu vực nông thôn đạt 95%. 100% số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 32% số hộ được sử dụng nước sạch từ nguồn cấp nước tập trung. Toàn huyện có 124 đoạn đường trồng hoa, với tổng chiều dài trên 15km và hàng nghìn cây xanh được trồng mới. Các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, đời sống tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. An ninh trật tự, an toàn xã hội nông thôn được giữ vững, công tác quân sự quốc phòng địa phương được tăng cường, ổn định.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của huyện tập trung quy mô lớn chưa được nhiều, chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ lẻ. Sản phẩm nông sản sản xuất ra hầu như chưa được chế biến, bảo quản; giá trị sản phẩm còn thấp, giá bán bấp bênh, chưa có tính cạnh tranh; chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp đầu tư, nhất là lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm. Mức độ đạt tiêu chí về kết cấu hạ tầng vẫn ở mức thấp. Nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới chưa được nhiều, kinh phí chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gặp nhiều khó khăn. Vệ sinh môi trường ở một số nơi chưa bảo đảm, nhất là ở một số làng nghề truyền thống. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của thành phố.
Nét nổi bật trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa giai đoạn 2016 - 2020 đó là có sự tập trung lãnh đạo, quyết tâm, nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Ngoài việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển, huyện Ứng Hòa đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện toàn diện, tích cực, đạt được yêu cầu, mục tiêu đề ra. Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa còn có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã, được sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ cao của các doanh nghiệp và đông đảo người dân nông thôn. Tính đến hết năm 2020, huyện có 28/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2021, có 3 xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao là Hòa Nam, Liên Bạt, Hoa Sơn, đến nay, đều bảo đảm đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, huyện Ứng Hòa thực hiện nhiệm vụ kép vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch COVID-19. Trong khó khăn, kinh tế của huyện vẫn giữ được ổn định. Tổng giá trị sản xuất 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 8.416 tỷ đồng (giảm 0,34% so với cùng kỳ năm 2020); giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 2.859 tỷ đồng, tăng 7,8%; công nghiệp - xây dựng ước đạt 2.361 tỷ đồng, giảm 4,75%; thương mại - dịch vụ ước đạt 3.196 tỷ đồng, giảm 3,56% so với cùng kỳ năm 2020. Huyện Ứng Hòa đặt mục tiêu hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới năm 2021 và qua rà soát, đánh giá, huyện bảo đảm đạt và cơ bản đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới theo Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Huyện đã hoàn thiện các trình tự, thủ tục trình thành phố thẩm tra.
Nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn tới
Huyện Ứng Hòa được thành phố Hà Nội quy hoạch là vành đai xanh của Thủ đô, do đó, phát triển nông nghiệp là yếu tố then chốt. Huyện xác định đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tập trung khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên - xã hội để từng bước xây dựng sản phẩm nông sản đặc trưng, tạo thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm nông sản của địa phương. Bên cạnh đó, huyện sẽ tập trung đào tạo nguồn nhân lực, cải tạo môi trường đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, liên doanh, liên kết, tạo chuỗi giá trị hàng hóa.
Với quan điểm xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giai đoạn 2021 - 2025, huyện Ứng Hòa đề ra mục tiêu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đường giao thông trục xã, trục thôn, ngõ xóm 100% được kiên cố hóa; 100% đường trục chính nội đồng được cứng hóa; tỷ lệ kênh mương cấp 3 được kiên cố hóa đạt trên 85%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 90%; duy trì số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 45 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%; đào tạo nghề cho 20.000 lượt người, bình quân mỗi năm số người được qua đào tạo nghề khoảng 4.000 lượt người (trong đó tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề trình độ cao đẳng và trung cấp lên 25% - 30% đến năm 2025). Số lao động được tạo việc làm mới hằng năm là 4.000 lao động, duy trì tỷ lệ lao động có việc làm đạt 98,5%; 100% hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Môi trường nông thôn được bảo đảm, tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý trong ngày đạt 100%; 60% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch; tỷ lệ làng văn hóa đạt trên 95%,...
Giai đoạn 2025-2030, huyện Ứng Hòa phấn đấu có 5 xã đạt xã nông thôn mới nâng cao, 3 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu như: đường giao thông trục xã, trục thôn, ngõ xóm 100% được kiên cố hóa; 100% đường trục chính nội đồng được cứng hóa; tỷ lệ kênh mương cấp 3 được kiên cố hóa đạt trên 95%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 100%; xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 55 triệu đồng/người/năm. Huyện phấn đấu đến năm 2030 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo tương ứng từng giai đoạn. Môi trường nông thôn được bảo đảm, tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý trong ngày đạt 100%; 95% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch; tỷ lệ làng văn hóa đạt trên 100%...
Theo đó, huyện Ứng Hòa cần chú ý thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật - nuôi, xây dựng sản phẩm đặc trưng của từng địa phương để tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm, xây dựng chuỗi giá trị nông sản, nông sản sạch nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới của huyện. Đổi mới và phát triển các hình thức sản xuất nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập cho nông dân.
Hai là, tăng cường công tác rà soát, điều tra thống kê các dự án đầu tư cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội cho huyện. Tăng cường công tác ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn gắn với đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội khu vực nông thôn.
Ba là, xây dựng chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới hiệu quả. Kiện toàn bộ máy, tổ chức tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình ở các cấp giai đoạn sau năm 2020 theo hướng đồng bộ và hiệu quả.
Bốn là, cần rà soát lại các tiêu chí huyện nông thôn mới để tập trung đầu tư, lấy ý kiến người dân, bảo đảm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, qua đó phát huy vai trò và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân nhằm xây dựng nông thôn mới thực chất, bền vững./.
Bảo vệ môi trường: Tiêu chí quan trọng xây dựng nông thôn mới  (05/10/2021)
Hà Nội triển khai nhiều biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí  (03/10/2021)
Hà Nội tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm Luật Đất đai  (02/10/2021)
Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội  (30/09/2021)
Cán bộ, chiến sĩ Công an thành phố Hà Nội thấm nhuần Sáu điều Bác Hồ dạy  (29/09/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay