Bảo vệ môi trường: Tiêu chí quan trọng xây dựng nông thôn mới
TCCS - Môi trường là một trong những tiêu chí cần thiết và quan trọng trong Bộ tiêu chí quốc gia của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy trong xây dựng nông thôn mới, huyện Chương Mỹ (thành phố Hà Nội) đã quan tâm thực hiện công tác vệ sinh môi trường, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, sạch, đẹp.
Xây dựng nông thôn thân thiện với môi trường là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người nông dân. Trong 19 tiêu chí qui định theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, vấn đề môi trường thuộc tiêu chí 17; trong đó, có nói đến 5 nội dung, đó là: Tỷ lệ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Tuy nhiên, với thực trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn như hiện nay, đây là tiêu chí khó thực hiện trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Bởi lẽ, đây là vấn đề lớn của cả nước nhất là đối với một nước nông nghiệp, đòi hỏi ý thức cao của người dân, sự quan tâm vào quộc quyết liệt của chính quyền, kinh phí đầu tư lớn, chế tài xử lý đủ sức răn đe...
Hơn 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị và toàn dân trên địa bàn tích cực thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng môi trường. Từ đó, làm thay đổi nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Điển hình đó là sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở trong thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Trong đó, các cấp hội nông dân trong huyện đã tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân thành lập các câu lạc nông dân tham gia bảo vệ môi trường, mô hình thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật, mô hình không đốt rơm rạ sau thu hoạch trên cánh đồng. Hội nông dân huyện đã thành lập được 46 mô hình bảo vệ môi trường trong sản xuất, xử lý chất thải trong sinh hoạt ở địa bàn nông thôn, trồng 15km đoạn đường hoa nông dân tự quản.
Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chương Mỹ đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động chung tay bảo vệ môi trường, gắn với nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc xây dựng những làng quê đáng sống. Đến nay, 100% các cơ sở hội duy trì tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, các tầng lớp phụ nữ kiến thức về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường. Mô hình đoạn đường tự quản được các cấp hội duy trì thường xuyên và nhân rộng. Đến nay, toàn huyện hiện có 451 đoạn đường phụ nữ tự quản (trong đó có 198 đoạn đường xanh, sạch, đẹp; 27 đoạn đường nở hoa; 1 đoạn tranh tường bích họa). Cùng với đó, các cấp hội phụ nữ duy trì có hiệu quả phong trào thi đua Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; xây dựng được các mô hình phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường, sử dụng làn nhựa để giảm thiểu túi nilon gây ô nhiễm môi trường...
Phát huy vai trò của lực lượng xung kích, những năm qua tuổi trẻ huyện Chương Mỹ đã tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bằng nhiều việc làm thiết thực như: Triển khai mô hình “Biến điểm tập kết rác tự phát thành vườn hoa thanh niên”, “Con đường bích họa”, “Con đường hoa”; “sân chơi thiếu nhi”. Các hoạt động tình nguyện vì môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh được các cơ sở đoàn nghiêm túc triển khai thực hiện: 100% số cơ sở đoàn đồng loạt tổ chức ra quân dọn vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm; phong trào “Ngày chủ nhật xanh” được duy trì và có hiệu quả...
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các xã đã nghiêm túc triển khai công tác bảo vệ môi trường; tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường cho các tầng lớp nhân dân trên hệ thống truyền thanh, panô, băng rôn, khẩu hiệu trên các tuyến đường trục chính xã, tại các hội nghị, các lớp tập huấn. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng các chiến dịch, như “Ngày Môi trường thế giới”, “Ngày nước thế giới”, “Giờ Trái đất”, “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, Ngày Chủ nhật không túi nilon…
Trước khi xây dựng nông thôn mới (năm 2010), 30/30 xã trong huyện đều chưa đạt về tiêu chí môi trường. Hệ thống đường làng, ngõ xóm còn lầy lội, công tác vệ sinh, thu gom rác thải chưa được quan tâm, còn hiện tượng xả thải chưa đúng quy định gây mất mỹ quan. Đến nay, 30/30 xã trong huyện được đánh gia đạt và cơ bản đạt tiêu chí về môi trường. Các xã, thị trấn trong huyện đều có điểm tập kết rác thải cách xa khu dân cư; duy trì hoạt động của các tổ thu gom rác thải ở các khu dân cư với tần suất 2 - 3 lần/tuần nên đã giải quyết được tình trạng rác thải ứ đọng lâu ngày trong khu dân cư. Tỷ lệ hộ sử dụng nước vệ sinh ở các xã đạt 100%. Trên địa bàn huyện đã xây dựng được trên 50 tuyến đường tự quản xanh - sạch - đẹp - nở hoa kiểu mẫu với tổng chiều dài 25 km và 23 đoạn tường tranh, đường bích họa với tổng chiều dài trên 2km tạo bộ mặt nông thôn khang trang, sạch đẹp.
Tuy nhiên hiện nay, công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại, như ở một số tuyến đường liên xã, đường thôn xóm, bờ đê sông Bùi, kênh mương vẫn còn tình trạng người dân vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường; rác sinh hoạt một số nơi vẫn chưa được thu gom triệt để, còn tồn đọng ở nhiều tuyến đường và kênh mương; hạ tầng một số điểm tập kết rác thải chưa được hoàn thiện bảo đảm theo quy định; Ở một số xã người dân chưa thực sự vào cuộc trong công tác chỉnh trang đường làng, ngõ, xóm, chưa tích cực tham gia xây dựng bộ mặt nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, còn tình trạng đổ rác tự do ra ven đường…
Do vậy, để duy trì bền vững các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, huyện Chương Mỹ đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường ngay ở gia đình mình và cộng đồng dân cư. Lồng ghép nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh” với thực hiện hương ước, quy ước trong giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa; khuyến khích phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc cây xanh tạo môi trường trong lành và cảnh quan xanh - sạch - đẹp; phát động các phong trào chỉnh trang đường làng ngõ xóm, khuôn viên gia đình và xây dựng các công trình vệ sinh kiên cố, đạt chuẩn. Việc giữ gìn vệ sinh môi trường không chỉ là nhiệm vụ của riêng các đơn vị làm công tác vệ sinh môi trường mà còn là sự tham gia và quan tâm chung của toàn xã hội, của các cấp, các ngành và của mỗi tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân./.
Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội  (30/09/2021)
Xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín (thành phố Hà Nội): Kết quả đạt được và giải pháp trong thời gian tới  (18/09/2021)
Tập trung xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp  (11/09/2021)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm