Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông từ vi phạm quy định về tốc độ
TCCS - Theo thống kê của cơ quan chức năng, hầu hết các vụ tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không chấp hành nghiêm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Trong đó, vi phạm về tốc độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông.
Lỗi vi phạm phổ biến
Đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, vi phạm tốc độ là 1 trong 6 hành vi nguy hiểm, rủi ro cao, trực tiếp dẫn tới tai nạn giao thông. Một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy có mối quan hệ rõ ràng giữa tốc độ và số vụ tai nạn giao thông. Theo đó, nếu giảm tốc độ 5% thì sẽ giảm số tai nạn giao thông nghiêm trọng tới 30%.
Một nghiên cứu khác tại châu Âu cũng chỉ ra rằng khi tốc độ giao thông thay đổi tăng hay giảm 1km/h thì tai nạn thay đổi trong khoảng từ 1% - 4% với các đường đô thị, và 2,5% - 5,5% đối với các con đường ở ngoại ô theo quy luật tốc độ tăng thì tai nạn giao thông tăng, tốc độ giảm thì tai nạn giao thông giảm. Bởi vậy các quốc gia trên thế giới kiểm soát rất chặt chẽ việc tuân thủ tốc độ, với các mức xử phạt tương xứng với tốc độ vi phạm.
Cùng với vi phạm quy định về nồng độ cồn, vi phạm quy định về tốc độ là hai trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tai nạn giao thông tại Việt Nam. Hành vi đi sai phần đường làn đường, vượt sai quy định cũng có nguyên nhân sâu xa từ sự khác biệt về tốc độ trong dòng giao thông hỗn hợp...
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thay thế nghị định số 46/2016 đã tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tốc độ. Khi chạy quá tốc độ quy định, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt từ 800 nghìn đến 12 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 4 tháng đối với ô tô; còn đối với xe máy bị xử phạt từ 200 nghìn đến 5 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 4 tháng. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn khá nhiều trường hợp vi phạm.
Kiên quyết xử lý
Thời gian qua, hành vi vi phạm tốc độ của người tham gia giao thông diễn ra phổ biến, không chỉ trên tuyến quốc lộ, đường nội thị mà trên cả các tuyến giao thông nông thôn, nhất là khi vắng bóng lực lượng chức năng. Điều này không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp cho người điều khiển phương tiện mà còn gây nguy hiểm cho những người tham giao thông khác. Không ít những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra nguyên nhân do người điều khiển phương tiện giao thông không làm chủ tốc độ.
Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông đã tổ chức nhiều đợt ra quân tuần tra, xử lý vi phạm, sử dụng tối đa các trang thiết bị (máy đo tốc độ, camera, máy ghi hình) để xử lý. Trong đó, tập trung vào các lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, như vi phạm tốc độ, vi phạm nồng độ cồn... Đồng thời, thành lập các tổ công tác thường xuyên tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tốc độ trên tuyến giao thông trọng điểm.
Ngoài việc tuần tra, xử lý trực tiếp trên các tuyến đường, các tổ tuần tra còn tổ chức mật phục để ghi hình, phạt nguội các trường hợp chạy quá tốc độ quy định để xử lý. Để việc xử lý đạt hiệu quả, lực lượng chức năng cử các tổ tuần tra tăng cường xử lý cả thời gian buổi trưa và tối tại các tuyến đường trọng điểm thường xảy ra tai nạn. Đồng thời không kiểm tra cố định ở một địa điểm mà thường xuyên chuyển địa điểm để hạn chế sự liên lạc giữa các lái xe.
Song song với tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, lực lượng cảnh sát giao thông còn phối hợp với cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho người dân với nhiều hình thức, như tuyên truyền lưu động trên tuyến giao thông, cụm loa phát thanh ở một số nút giao thông. Dọc trên các tuyến đường, ngoài biển báo ghi tốc độ quy định, biển cảnh báo đoạn đường nguy hiểm, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông, giảm tốc độ… cũng được lắp đặt.
Thời điểm từ nay đến cuối năm, dự báo lượng xe trên các tuyến giao thông sẽ tăng cao. Để kiểm soát tình hình, lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục triển khai quyết liệt hơn những biện pháp nghiệp vụ, xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện vi phạm tốc độ; quá trình tuần tra kiểm soát sẽ kết hợp mật phục, khép kín địa bàn. Tăng cường chuyên đề xử lý vi phạm về tốc độ đối với tất cả phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là ô tô vận tải hành khách, ô tô tải, mô tô.
Lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là việc tuân thủ tốc độ đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên. Với chính quyền xã, phường, thị trấn, bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho người dân cần tăng cường phối hợp với ngành chức năng khảo sát, lắp đặt hệ thống biển báo giao thông, biển cảnh báo nguy hiểm ở những đoạn đường cong, hay xảy ra tai nạn; vận động nhân dân phá bỏ tường rào che chắn tầm nhìn; làm gờ giảm tốc nơi giao cắt, đặc biệt là các tuyến đường liên huyện, liên xã, đường giao thông nông thôn.
Và yếu tố quan trọng nhất để hạn chế tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra do chạy quá tốc độ, mỗi người tham gia giao thông hãy “Tuân thủ tốc độ quy định khi lái xe”, từng bước hình thành văn hóa, thói quen chấp hành quy định khi tham gia giao thông./.
Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông đường thủy  (27/11/2020)
Xây dựng văn hóa giao thông góp phần giảm thiểu nguy cơ tai nạn  (27/11/2020)
Thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp cuối năm  (26/11/2020)
Bảo đảm an toàn giao thông mùa mưa lũ trên địa bàn tỉnh Sơn La  (25/11/2020)
Tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quý 4 năm 2020  (25/11/2020)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm