An toàn giao thông ở nông thôn: Thực trạng và giải pháp cần triển khai
TCCS - Việc vi phạm trật tự an toàn giao thông ở khu vực nông thôn trên địa bàn các tỉnh diễn ra khá phổ biến. Đây là vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.
Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư, nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn ở các xã, kể cả xã vùng sâu, vùng xa được xây dựng, nâng cấp. Hệ thống giao thông nông thôn được cải thiện góp phần giúp người dân giao lưu, thông thương thuận tiện. Bên cạnh đó, đời sống người dân tại vùng nông thôn được nâng lên, người dân có điều kiện mua sắm phương tiện xe máy để phục vụ đi lại và giao thương.
Phương tiện giao thông ở vùng nông thôn tăng lên đáng kể nhưng ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của người dân lại hạn chế, tình trạng vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông diễn ra khá phổ biến. Tai nạn giao thông nông thôn đang là vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, các cấp chính quyền và ngành chức năng đang tìm giải pháp hữu hiệu để kiềm chế tai nạn giao thông ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trên các tuyến đường, từ quốc lộ đến đường liên xã, liên thôn, chúng ta dễ nhận thấy đủ các kiểu vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông của người dân, như không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, đặc biệt là tình trạng phóng nhanh vượt ẩu của một số thanh thiếu niên…
Trên các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, tình trạng vi phạm còn phổ biến hơn. Tại đây, đa số người dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô tham gia giao thông. Khi được hỏi, mỗi người đưa ra một lý do: nhà gần, đi loanh quanh trong thôn, xóm mà, có công an đâu mà đội…
Một thực trạng đáng quan tâm nữa là, ở vùng nông thôn có không ít trẻ em chưa đến tuổi được phép điều khiển xe máy vẫn vô tư điều khiển xe máy chạy trên đường. Các em không chỉ điều khiển chạy xe một mình mà còn chở 2, chở 3. Chắc chắn rằng, các bậc cha mẹ cũng biết các em chưa đủ tuổi nhưng vẫn giao xe cho các em điều khiển, bởi không ít bậc cha mẹ cho rằng ở nông thôn lượng xe tham gia giao thông ít nên không dễ xảy ra tai nạn đâu mà sợ(!).
Tình trạng thanh niên nhiều vùng nông thôn trong các cuộc vui, thường uống rượu, bia đến say xỉn, sau đó lên xe máy điều khiển phóng nhanh vượt ẩu, trong khi kỹ năng điều khiển phương tiện, xử lý tình huống kém, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông cũng là vấn đề đáng báo động.
Một vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn giao thông ở vùng nông thôn nữa là vẫn còn những chiếc xe độ chế tham gia giao thông. Xe máy độ chế được người dân sử dụng không chỉ vận chuyển nông sản cồng kềnh mà lại còn phóng nhanh, vượt ẩu, rú ga, nẹt pô... khiến nhiều người đi đường cảm thấy “rợn tóc gáy”.
Qua tìm hiểu ở ngành chức năng và chính quyền địa phương cơ sở, chúng tôi đều nhận được câu trả lời là đã vận động, tuyên truyền và yêu cầu các cơ sở sửa chữa xe máy cam kết không nhận, sửa chữa, độ chế các loại xe. Hầu hết các cơ sở đều cam đoan và ký vào bản cam kết. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ sở sửa chữa xe máy ở các xã vùng sâu vùng xa vẫn sửa chữa, độ chế xe và tình trạng xe độ chế được người dân sử dụng không những không giảm mà còn gia tăng…
Cần phải nhìn nhận rằng, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thôn ở vùng nông thôn phổ biến, ngoài ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân chưa cao thì một phần do lực lượng chức năng rất ít quan tâm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tại địa bàn này. Hơn nữa, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cơ sở chưa quan tâm nhiều đến việc chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đến người dân. Chính vì thế, nguy cơ mất an toàn giao thông ở vùng nông thôn vẫn ở mức cao.
Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân khu vực nông thôn tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thôn; thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn như đi xe máy tuân thủ tốc độ quy định; đã uống rượu bia thì không lái xe...
Để người dân có thể chuyển biến nhận thức và hành động, công tác tuyên truyền cần được thực hiện một cách thường xuyên liên tục, gắn với các buổi họp thôn, các buổi sinh hoạt văn hóa, hội họp của thôn, làng… Ngoài ra, ở mỗi thôn làng cần thành lập các tổ tuyên truyền về an toàn giao thông lấy thành phần nòng cốt là trưởng thôn, già làng, bí thư đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, phụ nữ và công an thôn... để làm công tác tuyên truyền vận động người dân.
Về lâu dài, cũng cần đưa việc thực hiện chấp hành Luật Giao thông đường bộ vào hương ước, quy ước của thôn làng, đồng thời lấy đó là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua, xét công nhận gia đình văn hóa, thôn làng văn hóa… từ đó nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ ở vùng nông thôn, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông trên địa bàn…
Việc kiểm soát an toàn giao thông ở nông thôn cần có sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng ở địa phương cơ sở khu vực nông thôn (công an xã, dân quân tự vệ…) và sự phối hợp tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương. Cùng với đó, nên ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền xã với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thôn trên địa bàn… Như vậy, sẽ góp phần làm cho hoạt động giao thông ở vùng nông thôn diễn ra an toàn, tính mạng và tài sản của người dân được bảo đảm./.
Phòng, tránh tai nạn giao thông: Cần chuyển thông điệp sâu sắc thành hành động mạnh mẽ  (29/12/2019)
Cần thận trọng khi thêm làn ưu tiên cho xe buýt Hà Nội  (29/12/2019)
Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông mùa lũ  (28/12/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay