Vai trò của chính quyền địa phương trong bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ
TCCS - Hành lang an toàn giao thông có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng hành lang an toàn giao thông bị nhiều người dân lấn chiếm vẫn diễn ra thường xuyên.
Trên thực tế, các cấp, các ngành và lực lượng chức năng đã có nhiều giải pháp bảo đảm đường thông, hè thoáng, song việc vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ vẫn diễn ra phức tạp, rất cần sự phối hợp thực hiện đồng bộ, quyết liệt, thường xuyên của các ngành chức năng và chính quyền cơ sở.
Gắn trách nhiệm của người đứng đầu
Việc chấn chỉnh tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông là việc làm thiết thực, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự quyết liệt của chính quyền địa phương. Bởi thực tế, lực lượng chức năng giải tỏa xong sẽ bàn giao mốc giới cho chính quyền địa phương quản lý. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng tái lấn chiếm lại diễn ra do chính quyền địa phương chưa quản lý chặt chẽ, lực lượng thực hiện nhiệm vụ quá mỏng, các công an viên ở địa phương phải kiêm nhiệm nhiều việc… Bên cạnh đó, kinh phí hỗ trợ còn nhiều vướng mắc, chưa tạo được động lực tham gia bảo vệ hành lang giao thông thường xuyên; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành mới chỉ mang tính chất tức thời, chưa thực sự chặt chẽ và thiếu tính đồng bộ.
Chính vì vậy, việc đề cao trách nhiệm, sự chủ động của chính quyền địa phương trong chỉ đạo lực lượng chức năng giám sát, nhắc nhở, ngăn chặn các tổ chức, cá nhân có biểu hiện vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ có vai trò rất quan trọng. Chính quyền địa phương thành lập các tổ công tác thường xuyên kiểm tra, xử lý các điểm mới phát sinh vi phạm và duy trì các vị trí đã giải tỏa. Những vị trí đã cưỡng chế, giải tỏa tổ chức cắm cọc tiêu, đặt biển báo hiệu; bàn giao trách nhiệm quản lý cho từng địa phương, nếu địa phương nào để tái lấn chiếm cần kiểm điểm nghiêm túc, hạ bậc thi đua.
Cần có những giải pháp đồng bộ
Tất cả những hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đều bắt nguồn từ sự thiếu ý thức của người dân. Để chấn chỉnh và xóa bỏ thực trạng trên, cần thực hiện những giải pháp sau:
Một là, để xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, lòng đường trái quy định, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ tuyên truyền, vận động đến ra quân tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở và xử lý vi phạm, như đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, các tầng lớp nhân dân, bảo đảm duy trì kết quả đã đạt được và chống tái lấn chiếm, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm mới; giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, kết hợp với xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm; tuyên truyền các quy định, quy ước về văn hóa - văn minh đô thị. Để thực hiện tốt việc này, chính quyền địa phương lập các tổ công tác đến từng hộ gia đình nằm dọc các tuyến đường để tuyên truyền, xác định chỉ giới hành lang; thực hiện rà soát, thống kê, phân loại đối tượng vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông và các hành vi khác để thông báo và tổ chức ký cam kết với các hộ vi phạm; vận động, thuyết phục để người dân tự giác tháo dỡ các công trình sai phép, trả lại mặt bằng ban đầu; đồng thời tiếp tục giải tỏa hành lang an toàn giao thông nhiều lần trên một tuyến đường, một khu dân cư khi có dấu hiệu tái phạm.
Hai là, đi đôi với tuyên truyền là công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền của cơ quan chức năng. Trong đó, đội quản lý trật tự giao thông, xây dựng và môi trường các địa phương phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa; tổ chức các đợt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm và tái vi phạm hành lang an toàn giao thông nhằm lập lại trật tự công cộng, trật tự đô thị trên từng địa bàn dân cư... Tập trung dẹp, dỡ các hộ có mái che, mái vẩy, bạt quảng cáo và bán hàng lấn chiếm lòng, lề đường và hành lang an toàn giao thông, bảo đảm cho đường thông, hè thoáng. Chính quyền địa phương cần xử lý quyết liệt, không nể nang, không ngại va chạm khi xử lý các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông tránh tình trạng sau mỗi đợt ra quân giải tỏa, vi phạm đâu lại vào đấy. Cần có chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm không đủ sức răn đe; thành lập các tổ công tác thường xuyên kiểm tra, giải tỏa các điểm mới phát sinh; tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành của các hộ dân, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân ý thức được việc bảo vệ hành lang an toàn giao thông là trách nhiệm của mỗi người.
Ba là, ngoài việc thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, các ngành chức năng cần triển khai, bố trí các khu buôn bán tập trung một cách hợp lý để tạo dần thói quen kinh doanh buôn bán văn minh, lịch sự cho người dân. Đó cũng là cách để người dân ý thức hơn trong việc giữ gìn lề đường, vỉa hè, tạo nên diện mạo mới cho đô thị. Đồng thời, tổ chức cho các hộ dân ký cam kết không vi phạm, tái phạm việc lấn chiếm, sử dụng hành lang an toàn giao thông./.
Một số kinh nghiệm hay về bảo đảm an toàn giao thông trên thế giới và bài học đối với Việt Nam  (26/12/2019)
Để góp phần ngăn chặn tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm trật tự an toàn giao thông  (26/12/2019)
Kỹ năng lái xe an toàn trên đường cao tốc  (23/12/2019)
Một số giải pháp nhằm nâng cao an toàn giao thông ở Việt Nam hiện nay  (13/12/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay