Hà Nội: Đổi mới công tác nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng
TCCS - Kế thừa và phát huy những kết quả, kinh nghiệm trong những năm qua, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đổi mới, sáng tạo trong học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng tại Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị
Đảng bộ Hà Nội hiện có 50 đảng bộ trực thuộc (30 đảng bộ quận, huyện, thị xã; 20 trực thuộc), gần 48 vạn đảng viên (chiếm khoảng 9% tổng số đảng viên của cả nước), trong đó đông đảo các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức, cán bộ trung, cao cấp,... là nguồn lực quý giá, là điều kiện quan trọng góp phần tăng cường sức chiến đấu cho Đảng bộ thành phố. Vì vậy, việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng là nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Trong quá trình triển khai các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu phải nghiêm túc triển khai học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng với phương châm: “Hình thức tập trung, nội dung thiết thực, hành động quyết liệt, hiệu quả thực chất”; xác định rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, chủ trương và giải pháp được nêu trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng để triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để tập trung triển khai quyết liệt trong toàn Đảng bộ.
Để phù hợp thực tế, đặc biệt trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát, phải thực hiện giãn cách xã hội để bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh, việc áp dụng công nghệ thông tin được thực hiện ở hầu hết các lĩnh vực công tác và trong đời sống xã hội. Do đó, trong tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng bằng hình thức trực tuyến hoặc khai thác các nền tảng của mạng viễn thông là xu thế khách quan vừa tiết kiệm được thời gian, kinh phí đi lại vừa mở rộng đến nhiều cấp, nhiều đối tượng, cấp cơ sở được trực tiếp tiếp thu các bài giảng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, báo cáo viên Trung ương, với việc phân tích cụ thể các nội dung của chỉ thị, nghị quyết,... Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền thực hiện nghị quyết bằng hình thức trực tuyến đem lại hiệu quả cao.
Ở Đảng bộ Hà Nội, cùng với việc mở điểm cầu tiếp thu thông tin từ các hội nghị trực tuyến do Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết Hội nghị Trung ương 4,5,6; thành phố đã tiến hành kết nối từ 226 đến hơn 700 điểm cầu quận, huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc, các xã, phường, thị trấn với sự tham gia học tập của trên 45.000 cán bộ, đảng viên. Một trong những hội nghị có sự thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên tham gia học tập những nội dung cơ bản về tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Thành ủy Hà Nội tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối tới 766 điểm cầu ở tất cả các quận, huyện, thị ủy, Đảng ủy trực thuộc, các xã, phường, thị trấn với trên 52.000 cán bộ, đảng viên của Đảng bộ được trực tiếp nghe báo cáo viên truyền đạt nội dung cơ bản của tác phẩm.
Việc phát hành tài liệu học tập cũng đã có sự đổi mới, sáng tạo, đem lại hiệu quả tích cực, thông qua việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội như: Sử dụng quét mã “QR” văn bản cho cán bộ, đảng viên khi tham gia học tập nghị quyết; biên soạn bộ câu hỏi tìm hiểu nội dung cơ bản của nghị quyết trên trang thông tin điện tử để cán bộ, đảng viên và quần chúng truy cập tìm hiểu,... Hà Nội là địa phương duy nhất trong cả nước tổ chức học tập, quán triệt 10 Chương trình công tác Thành ủy (khóa XVII) bằng hình thức vừa trực tiếp, vừa trực tuyến từ điểm cầu thành phố kết hợp với truyền hình, phát thanh trực tiếp trên 2 kênh của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội để đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân được theo dõi, lĩnh hội,... Các đồng chí Thường trực Thành ủy, Chủ nhiệm Chương trình công tác trực tiếp trình bày những nội dung cơ bản, qua đó một lần nữa cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố một cách xúc tích, cô đọng, sinh động, thiết thực, có tính thực tiễn cao, được dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao.
Để tích cực lan tỏa sâu rộng, mạnh mẽ nội dung, tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đến đông đảo quần chúng, tạo sự thống nhất và nâng cao nhận thức trong toàn Đảng bộ, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tháng 8-2022 thành phố Hà Nội đã phát động và tổ chức thành công Hội thi tìm hiểu Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị... Hội thi là một đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa sâu sắc, lần đầu tiên được tổ chức ở Thủ đô (với hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến ở vòng sơ khảo và hình thức “sân khấu hóa” ở vòng chung khảo), nhận được sự tham gia của hơn 1 triệu lượt thí sinh dự thi. Sự thành công của hội thi là đã lan tỏa sâu rộng các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng thủ đô “Văn hiến - Văn Minh - Hiện đại”, góp phần đưa Nghị quyết của Bộ Chính trị sớm đi vào cuộc sống.
Đảng bộ thành phố Hà Nội đa dạng hóa bằng nhiều hình thức tuyên truyền, quán triệt nghị quyết phù hợp với từng đối tượng, trong đó khai thác trên các nền tảng internet và mạng xã hội, Cổng thông tin điện tử Đảng bộ thành phố, Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội, hệ thống các cơ quan báo chí, bản tin của thành phố, các website, trang/cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, các nhóm zalo tổ dân cư, trang facebook huyện, thị xã,... Ngoài ra, hoạt động thông tin, tuyên truyền còn được tăng cường qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, tuyên truyền lưu động, hệ thống thông tin cơ sở, tuyên truyền cổ động trực quan trên các panô, áp phích, khẩu hiệu, băng rôn, bảng điện tử... tại nơi công cộng, qua các buổi sinh hoạt thường kỳ, các hoạt động tập thể của các tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, qua sinh hoạt tổ dân phố, khu dân cư,...
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí, bản tin thành phố duy trì thực hiện kế hoạch triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị từng năm; Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội duy trì chuyên mục tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng phát sóng định kỳ nhằm giới thiệu mô hình hay, cách làm hiệu quả của tổ chức Đảng, đảng viên tiêu biểu trong việc triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và thành phố; đồng thời phát động các cơ quan báo chí tích cực tham gia Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) hằng năm và 2 giải báo chí của thành phố “về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội”, “về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” gắn với các nội dung trọng tâm như tuyên truyền và triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, các ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước.
Nhiều năm qua, Hà Nội thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên và cộng tác viên dư luận xã hội. Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, hệ thống tuyên giáo Thủ đô đã thực hiện tốt công tác tham mưu giúp cấp ủy kiện toàn, phát triển và bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên toàn thành phố. Hiện nay, Hà Nội có trên 25.000 báo cáo viên, tuyên truyền viên hoạt động theo hệ thống phân cấp từ cấp thành phố đến cơ sở. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho báo cáo viên được chú trọng và bảo đảm thực hiện theo kế hoạch của Thành ủy và phù hợp với tình hình thực tiễn. Sau khi Thành ủy tổ chức hội nghị trực tuyến, Ban Tuyên giáo Thành ủy tiến hành tập huấn công tác tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên cấp Thành phố, cấp quận, huyện, thị xã, đảng ủy trực thuộc; hướng dẫn Ban Tuyên giáo các cấp tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở; tổ chức hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi ngày càng được đổi mới, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tổ chức thành công Hội thi “Báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi về tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025”, triển khai từ cơ sở, cấp trên cơ sở đến cấp thành phố, được Ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận, đánh giá cao.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của đồng chí bí thư cấp ủy
Để tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng, trong thời gian tới Hà Nội sẽ tập trung triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp đó là:
Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp trong việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Phát huy vai trò, trách nhiệm của đồng chí bí thư cấp ủy trong việc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng; phân công rõ trách nhiệm cụ thể từng bộ phận và cá nhân đồng chí cấp ủy, người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc học tập, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện ở các địa phương, cơ quan, đơn vị.
Hai là, đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức học tập, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả tổ chức hội nghị học tập, quán triệt thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Ban Tuyên giáo các cấp tiếp tục phát huy vai trò chủ động tham mưu, triển khai xây dựng kế hoạch nghiên cứu, học tập; chuẩn bị các điều kiện tổ chức hội nghị đồng thời theo dõi và tổng hợp báo cáo kết quả học tập các chỉ thị, nghị quyết.
Ba là, các cấp ủy từ thành phố đến cơ sở quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu tổ chức hội nghị học tập, quán triệt bằng hình thức trực tuyến từ Trung ương kết nối điểm cầu thành phố, từ điểm cầu cấp thành phố đến cấp quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc và đến cấp cơ sở, kết hợp với đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bốn là, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tự giác, gương mẫu của cán bộ, đảng viên tham gia học tập, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng. Thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, xác định rõ việc học tập, nghiên cứu và đi đầu trong tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Trong học tập cần phát huy tính tự giác, chủ động, tích cực...; lấy kết quả và ý thức học tập của cán bộ, đảng viên là một tiêu chí để các chi, Đảng bộ làm căn cứ đánh giá, bình xét, xếp loại thi đua cho cán bộ, đảng viên hằng năm.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng; từ đó đánh giá đúng tình hình, có biện pháp chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng qua loa, hình thức; kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả./.
Hà Nội tích cực thực hiện công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số  (25/11/2023)
Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chuyển mình hội nhập  (23/11/2023)
Đảng bộ thành phố Hà Nội tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên  (23/11/2023)
Hà Nội phát triển văn hóa, hội nhập quốc tế  (21/11/2023)
- Quyết tâm đưa Vĩnh Phúc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Tỉnh Vĩnh Phúc và iMarket Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ về việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp và sân golf
- Vĩnh Phúc sẽ phân bổ, giao chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 cho các dự án trước ngày 31-12-2024
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc: Phấn đấu năm 2025 nằm trong top 10 về chuyển đổi số
- Vĩnh Phúc: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm