TCCS - Với quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh tích cực chủ động, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, sát với thực tiễn để hoàn thành mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2022.
Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Ba Chẽ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện hơn so với trước. Tính đến cuối năm 2021, huyện Ba Chẽ đạt 5/9 tiêu chí và 18/27 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Ngay từ đầu năm 2022, trên cơ sở kế hoạch của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, huyện đã tập trung quyết liệt thực hiện các tiêu chí về quy hoạch, giao thông, môi trường và chất lượng môi trường sống. Ba Chẽ đặt ra mục tiêu phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; quy hoạch vùng huyện được phê duyệt; tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch; hệ thống thu gom rác thải rắn, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn; cảnh quan, không gian trên địa bàn huyện sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Huyện Ba Chẽ còn tích cực, huy động tối đa các nguồn lực xã hội hóa, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đồng thời tiếp tục huy động sự vào cuộc tích cực của các tầng lớp nhân dân để xây dựng nông thôn mới.
Về công tác xây dựng quy hoạch vùng huyện: Ba Chẽ đã triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, theo đó, quy mô diện tích lập quy hoạch của huyện đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 với tổng số diện tích là 60.648ha. Thực hiện mở rộng, đô thị hóa và công nghiệp hóa từ trung tâm Ba Chẽ về phía Nam; công nghiệp hóa khu vực cửa ngõ gần Quốc lộ 18; hình thành hành lang dịch vụ, tăng cường đô thị hóa theo đường tỉnh 330 nối với thành phố Hạ Long và huyện Tiên Yên; hình thành các vùng nuôi trồng nông lâm nghiệp - chăn nuôi - trồng cây đặc hữu chuyên canh tại các xã phía Tây gắn với trung tâm dịch vụ dọc đường tỉnh 330; tạo tuyến du lịch vùng miền Đông từ thành phố Hạ Long (Đồng Sơn, Kỳ Thượng) đi qua huyện Ba Chẽ kết nối với huyện Bình Liêu và thành phố Móng Cái. Đến nay, huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch vùng huyện.
Xác định khâu đột phá là hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối liên thông tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng. Hiện nay, huyện tích cực triển khai Dự án cải tạo đường quốc lộ 18 về trung tâm thị trấn, nâng cấp đường tỉnh lộ 330B và Dự án nâng cấp, chống ngập lụt tuyến đường từ đường tỉnh 330 đi đường tỉnh 342 trên địa phận các xã Đạp Thanh, Thanh Sơn và Đồn Đạc. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện chỉ tiêu về xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao huyện, nhà văn hóa xã và tiêu chí về xây dựng trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; tiêu chí về cung cấp nước sạch phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Về phát triển sản xuất: Huyện quyết liệt, tập trung chỉ đạo các xã, các doanh nghiệp và quần chúng nhân dân tích cực tham gia đề án trồng cây gỗ lớn, cây bản địa và cây dược liệu. Đến nay, tổng diện tích đăng ký thực hiện đạt 1.247ha; trong đó diện tích trồng rừng gỗ lớn 146ha, đạt 12,4% kế hoạch giao; diện tích Lim, Lát, Giổi, Sồi đạt 29,8ha. Cùng với nhiệm vụ hỗ phát triển các mô hình, dự án chăn nuôi, huyện đang tích cực triển khai thực hiện nâng cấp, cải tiến mẫu mã các sản phẩm OCOP; hoàn thiện hồ sơ sản phẩm Trà hoa vàng đạt sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia và phát triển thêm 2 sản phẩm mới Trà hoa vàng khô và bột từ lá Trà hoa vàng.
Về công tác giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân: Huyện tập trung thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ giới thiệu, đào tạo việc làm cho lao động nông thôn, trong đó tập trung tuyên truyền, vận động người dân tiếp cận các nguồn vốn vay, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, Chương trình 135; hướng dẫn nhân dân áp dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào các mô hình phát triển sản xuất, chú trọng việc phát triển trồng rừng gỗ lớn trồng, trồng cây dược liệu; tăng cường công tác đào tạo nghề, hỗ trợ người dân đi lao động tại các khu sản xuất, các khu, cụm công nghiệp trong và ngoài huyện… Huyện tập trung nguồn lực phát triển sản xuất, thúc đẩy kinh tế, phấn đấu thu nhập đạt 60 triệu đồng/người/năm; cuối năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,42%, hộ cận nghèo còn 7,93% (theo chuẩn giai đoạn 2022 - 2025); tạo việc làm mới cho khoảng 550 lao động trở lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 81%; nâng cao chất lượng hệ thống chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân, duy trì các xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%, tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe đạt trên 90%, tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử đạt trên 40%; 51 giường bệnh/vạn dân, 11 bác sĩ/vạn dân...
Về thực hiện tiêu chí môi trường: Huyện tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện tới cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện mô hình “5 không, 3 sạch”; thực hiện vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trồng hoa, cây cảnh, vẽ tranh tường… phát huy hiệu quả phong trào “Ngày thứ 7 nông thôn mới, ngày chủ nhật xanh”, xây dựng cảnh quan, môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp. Triển khai xây dựng khu xử lý rác thải bằng phương pháp đốt, với công suất 500kg/giờ tại xã Thanh Sơn và triển khai hiệu quả tiến độ 5 dự án chỉnh trang khu dân cư trên địa bàn các xã Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Nam Sơn và Đồn Đạc. Đặc biệt, huyện đã thống nhất xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng nguồn nước dòng sông Ba Chẽ giai đoạn 2022 - 2025.
Với những cách làm hiệu quả, phù hợp sát với tình hình thực tiễn, sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự vào cuộc tích cực của các tầng lớp nhân dân, huyện Ba Chẽ quyết tâm đạt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới theo đúng kế hoạch đề ra, góp phần thay đổi diện mạo của huyện miền núi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân./.
Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản chuyển đổi số toàn diện  (16/06/2022)
Thành phố Cần Thơ xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị  (12/06/2022)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay