Thành phố Móng Cái tích cực, chủ động trong phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Quảng Ninh
TCCS - Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Móng Cái trong thời gian qua đã tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp trong công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tại địa phương nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Phát triển công nghiệp chế biến chế tạo tại thành phố Móng Cái
Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 16-11-2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong những năm qua, thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã quyết liệt tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính trên các lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện, cụ thể: Thành ủy Móng Cái đã ban hành Chương trình hành động số 13-CTr/TU, ngày 28-01-2021 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 16-11-2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Quyết định số 196-QĐ/TU, ngày 20-7-2021 của Thành ủy về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU trên địa bàn thành phố Móng Cái giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 01-QĐ/BCĐ, ngày 20-7-2021 của Ban chỉ đạo về ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU trên địa bàn thành phố Móng Cái giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030; UBND thành phố Móng Cái chủ động ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND, ngày 24-02-2021 triển khai thực hiện.
Trên cơ sở những cơ hội, tiềm năng của thành phố được Chính phủ quan tâm phê duyệt quy hoạch chung xây dựng cho thành phố, tỉnh đã thông qua và phê duyệt các quy hoạch phân khu chức năng, đây là cơ hội rất lớn cho thành phố Móng Cái phát triển, xong cũng là những thách thức đòi hòi cấp ủy chính quyền các cấp phải quyết tâm đổi mới nâng cao năng lực thực hiện đồng bộ các khâu đột phá chiến lược để thu hút đầu tư vào địa bàn thành phố, bước đầu đã đạt những kết quả.
Hiện trên địa bàn thành phố có Khu công nghiệp Hải Yên với diện tích 250ha có 07 nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào lĩnh vực vải, sợi; lập quy hoạch 3 cụm công nghiệp gồm phường Hải Hòa (2 cụm), phường Hải Yên (1 cụm), hiện đang làm thủ tục trình Sở Công Thương thành lập cụm số 2 cụm công nghiệp Hải Hòa với diện tích 76ha. Kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục giữ mức độ tăng trưởng so với cùng kỳ (nhân tố gia tăng chủ yếu là sản phẩm sợi của Tập đoàn Texhong Ngân Long). Giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện năm 2021 đạt 8.400 tỷ đồng, tăng 18,8% so với kế hoạch, tăng 29,8% so với cùng kỳ (giá trị gia tăng chủ yếu là khu vực nước ngoài, tăng 40% so với cùng kỳ; khu vực cơ sở cá thể tăng 19,5% so với cùng kỳ). 9 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 6.472,6 tỷ đồng, đạt 71% kế hoạch, tăng 1,7% so với cùng kỳ (giá trị gia tăng chủ yếu là khu vực nước ngoài, đạt 6.158,3 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ, khu vực nhà nước đạt 10,8 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 135 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ; khu vực cá thể đạt 168,5 tỷ đồng, tăng 2,9% so với cùng kỳ).
Một số sản phẩm chủ yếu như sản xuất vải cotton năm 2021 đạt 149.617 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020; 9 tháng đầu năm 2022, sản xuất vải cotton đạt 91.218 tấn, bằng 82,5% so với cùng kỳ.
Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp để nâng cao và phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại thành phố.
Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện còn một số những khó khăn cụ thể như sau (1)- Ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố phát triển chưa đồng đều, bền vững; (2)- Trong 9 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, chưa đạt được so với chỉ tiêu đề ra nhất là hoạt động sản xuất sợi cotton của tập đoàn Texhong Ngân Long hiện đang giảm một nửa công suất - nguyên nhân: Doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, không có đơn đặt hàng, hàng tồn kho lớn; giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi khách hàng ép về giá bán sản phẩm; (3)- Tỷ lệ lấp đầy Khu công nghiệp Hải Yên chưa cao; (4)- Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ, tự phát, phân tán; trình độ quản lý, vận hành sản xuất, kinh doanh chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; công nghệ sản xuất lạc hậu, sản phẩm thiếu khả năng cạnh tranh, chưa đa dạng, phong phú và chưa tạo dựng được thương hiệu sản phẩm để vươn ra thị trường; hạ tầng kỹ thuật đấu nối phía ngoài hàng rào thiếu đồng bộ, không đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư; các cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư chưa tạo được bước đột phá…
Một số giải pháp
Từ những kết quả đạt và những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, để nâng cao và phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong thời gian tới thành phố đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
Một là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo sự thân thiện với doanh nghiệp, gắn với những cam kết rõ ràng cụ thể của tỉnh và thành phố để tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư, như cam kết giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp khi có nhu cầu mở rộng sản xuất, thay đổi phương án sản xuất, kinh doanh, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, tuyển dụng và đào tạo lao động, giao đất, cho thuê đất, vay vốn tín dụng, sự quyết tâm và cam kết phải được quán triệt và triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, tạo ra sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị.
Hai là, tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng cải cách công vụ theo hướng chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa, bổ sung và điều chỉnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách thu hút đầu tư, đổi mới công tác xây dựng thể chế pháp lý, nâng cao chất lượng và tinh thần làm việc tại bộ phận một cửa và một cửa liên thông.
Ba là, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo đánh giá đúng tình hình, tập trung tháo gỡ khó khăn xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến chế tạo, công nghệ cao, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bốn là, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ưu tiên nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật hoàn thành việc cải tạo nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường liên kết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát huy tối đan tiềm năng thế mạnh của tuyến cao tốc…, lấy công nghiệp chế biến chế tạo công nghệ cao để làm đầu tàu dẫn dắt ngành công nghiệp phát triển
Năm là, chủ động đề xuất với các bộ ngành của Trung ương và các sở ngành của tỉnh để có được cơ chế đặc thù hỗ trợ cho địa phương để mời gọi thu hút các nhà đầu tư quốc tế và các nhà đầu tư chiến lược vào các lĩnh vực trên địa bàn./.
Công ty TNHH Khu công nghiệp Texhong Việt Nam tích cực tham gia phát triển công nghiệp chế biến chế tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh  (26/11/2022)
Một số giải pháp để phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới  (26/11/2022)
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp như một đột phá của chuyển đổi phương thức phát triển ở Quảng Ninh  (26/11/2022)
Một số gợi ý cho Quảng Ninh về công nghiệp chế biến, chế tạo  (26/11/2022)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên