Huyện đảo Lý Sơn - 20 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội
TCCS - Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích tự nhiên là 10,39 km2, với hơn 22.000 nhân khẩu. Tổng số hộ của toàn huyện 6.193 hộ, trong đó số hộ nghèo đến tháng 5-2022: 627 hộ chiếm 10,12%; hộ cận nghèo 332 hộ chiếm 5,36%, đời sống vật chất, tinh thần ở một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm tạo điều kiện cho người dân có vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo việc làm vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Trong gần 20 năm, triển khai tín dụng chính sách xã hội đến nay đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Từ những kết quả đạt được, có thể khẳng định tín dụng chính sách ưu đãi đã đạt hiệu quả tích cực, phù hợp với chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo nhanh, bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống, tinh thần người dân. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư rộng khắp 6 thôn trên địa bàn huyện. Điểm giao dịch xã giúp người vay tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và cả xã hội trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tín dụng chính sách xã hội góp phần ngăn chặn tệ nạn „tín dụng đen”, là đòn bẩy kinh tế kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh tạo việc làm mới, góp phần tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.
Những kết quả đáng khích lệ
Thứ nhất, tăng cường phương thức quản lý vốn thông qua hoạt động ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội.
Hợp đồng ủy thác được ký kết giữa Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện với các tổ chức chính trị - xã hội đã thể hiện được tính ưu việt riêng có của NHCSXH nói chung và Phòng giao dịch NHCSXH huyện nói riêng, tập hợp được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác được kịp thời, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, bảo đảm an sinh xã hội. Đến nay, nguồn vốn ủy thác qua các tổ chức hội, đoàn thể đạt 115.567 triệu đồng, tăng 113.476 triệu đồng so với năm 2003.
Phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc cho hội, đoàn thể đã phát huy thế mạnh của hội, đoàn thể trong việc bình xét, quản lý, đôn đốc, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn tín dụng, đôn đốc thu nợ, thu lãi và tham gia gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn của người vay, không những trong tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi mà còn phát huy hiệu quả việc tuyên truyền công tác hội, đoàn thể, hoạt động ủy thác tạo điều kiện cho các hội, đoàn thể tập hợp được lực lượng đoàn viên, hội viên tham gia tích cực vào phong trào thi đua sản xuất, hộ kinh doanh giỏi, các mô hình làm ăn đem lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình và một số phong trào do địa phương phát động, từng bước nâng cao cả về số lượng, chất lượng các phong trào hoạt động của hộị, đoàn thể. Qua đó, hộ vay vốn được tiếp cận với nhiều hoạt động lồng ghép, như khuyến nông, khuyến ngư, chăm sóc sức khỏe, … Hiện nay, hội, đoàn thể ủy thác tham gia quản lý 115.567 triệu đồng, tăng so với năm 2003 là: 113.476 triệu đồng, trong đó: Hội Phụ nữ quản lý 44.685 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 38,65%); Hội Nông dân quản lý 33.205 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 28,73%); Hội Cựu chiến binh quản lý 23.328 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 20,18%); Đoàn Thanh niên quản lý 14.347 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 12,50%). Phối hợp trong tổ chức kiểm tra, giám sát vốn vay, phối hợp đào tạo, tập huấn cho các đối tượng ngoài ngành, từng bước củng cố hệ thống văn bản hướng dẫn cho vay, quy trình bình xét đối tượng và một số nhiệm vụ trọng tâm khác. Trong giai đoạn 2003 - 2022, tổ chức được 44 lớp tập huấn cho đối tượng ngoài ngành, gần 1.000 lượt tổ tham gia tập huấn.
Thứ hai, phát huy vai trò của trưởng thôn và điểm giao dịch xã trong thực hiện chính sách tín dụng xã hội.
Tín dụng chính sách xã hội gắn liền vai trò, nhiệm vụ của trưởng thôn tham gia tích cực trong quản lý nguồn vốn tín dụng ưu đãi, trong hoạt động cho vay vốn, xây dựng kế hoạch tín dụng định kỳ hằng năm hoặc đột xuất. Cùng với Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã và đang tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động tín dụng chính sách được thể hiện trong các buổi sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn, trong việc bình xét đối tượng đề nghị xin vay, xử lý một số vụ việc phát sinh trong sử dụng vốn của hộ vay, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn huyện. Hoạt động giao dịch xã góp phần tiết giảm chi phí, thời gian đi lại của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, việc thực hiện giao dịch xã đã thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch, danh sách hộ vay vốn, quy trình thủ tục, số liệu hoạt động được đăng trên bảng thông tin công khai đặt tại Trụ sở Phòng giao dịch NHCSXH huyện, duy trì giao dịch xã đúng lịch niêm yết công khai. Đồng thời, kết hợp tổ chức họp giao ban định kỳ ngay trong phiên giao dịch xã nhằm phản ánh kịp thời tình hình hoạt động uỷ thác, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hoạt động ủy thác, … bên cạnh đó, bàn một số biện pháp tháo gỡ những khó khăn, tồn tại để từng bước khắc phục trong thời gian đến.
Thứ ba, tổ tiết kiệm và vay vốn ( Tổ TK&VV) hoạt động hiệu quả.
Tổ tiết kiệm và vay vốn có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng chính sách, tham gia đầy đủ các công đoạn của hoạt động tín dụng ưu đãi, là cánh tay nối dài của tín dụng ưu đãi, là cầu nối giữa ngân hàng với người vay vốn, góp phần chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được kịp thời, thuận lợi, bảo đảm công khai, dân chủ, hiệu quả thiết thực trong việc sử dụng vốn. Tổ tiết kiệm và vay vốn còn là một kênh tuyên truyền viên tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi đến đối tượng thụ hưởng. Qua đó, góp phần tích cực vào hoạt động tín dụng chính sách xã hội, tạo lòng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng, Nhà nước và hoạt động của NHCSXH. Người làm ở tổ TK&VV có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với người dân, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của hộ vay vốn, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người vay, góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại địa phương. Đến nay, số lượng tổ TK&VV đã ký hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH là 56 tổ, tăng 50 tổ so với năm 2003,với số dư nợ là115.567 triệu đồng.
Thứ tư, đề cao sự lãnh đạo của cấp ủy, sự phối kết hợp của chính quyền với người dân.
Để bảo đảm có đủ nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân luôn quan tâm đến việc huy động và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, dưới các hình thức, như nguồn vốn cân đối từ Trung ương chuyển về theo kế hoạch hằng năm, vốn ngân sách huyện, tỉnh chuyển sang, chuyển vốn ủy thác qua phòng giao dịch NHCSXH để cho vay các chương trình tín dụng chính sách. Nguồn vốn của địa phương có xu hướng tăng dần qua các năm từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Bên cạnh đó, còn tập trung khai thác các nguồn vốn huy động được cấp trên cấp bù lãi suất, đặc biệt thực hiện tốt việc nhận tiền gửi từ người nghèo thông qua tổ TK&VV nhằm tạo thói quen tích lũy và hỗ trợ người nghèo từng bước tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Tính đến ngày 30-6-2022, tổng nguồn vốn: 117.781 triệu đồng, tăng 115.690 triệu đồng so với năm 2003. Từ 2 chương trình tín dụng nhận bàn giao, đến nay tín dụng chính sách xã hội đã và đang triển khai thực hiện 10 chương trình, tăng 8 chương trình so với khi mới thành lập. Hiện nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 115.617 triệu đồng, tăng 113.526 triệu đồng so với năm 2003.
Trong gần 20 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh với lãi suất thấp, giải quyết cho hơn 7 ngàn lượt hộ vay vốn, tạo 4.600 lao động vay vốn tạo việc làm, giải quyết cho hơn 2 ngàn hộ vay cải tạo công trình, vệ sinh, nước sạch, hơn 800 hộ thoát nghèo nhờ vốn vay tín dụng chính sách. Tín dụng chính sách còn góp phần ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi; người nghèo quen với việc vay - trả nợ, thay đổi cơ bản nhận thức, phương thức sản xuất, sử dụng vốn tín dụng ưu đãi có hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thông qua hoạt động gửi tiền tiết kiệm tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã có ý thức tiết kiệm, dành dụm để tạo lập nguồn vốn tự có và tích lũy cho tương lai. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong 20 năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội vẫn còn một số yếu kém, hạn chế nhất định. Nguồn vốn thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm còn hạn chế so với nhu cầu thực tế. Nguồn vốn ngân sách chuyển sang để cho vay còn thấp, phần lớn phụ thuộc nguồn vốn Trung ương. Một số chương trình tín dụng chính sách dừng cho vay nên ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng chính sách ưu đãi hàng năm.
Phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới
Trong những năm tới, NHCSXH huyện tập trung các nguồn lực, xác định tín dụng chính sách là công cụ của cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng huyện Lý Sơn ngày càng giàu mạnh.
Một là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 1630/QĐ-TTg, ngày 28-9-2021, của Thủ tướng Chính phủ, về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện chính sách tín dụng xã hội. Kịp thời triển khai các chương trình tín dụng chính sách mới đến hội, đoàn thể nhận ủy thác, tổ tiết kiệm và vay vốn và đối tượng thụ chính sách khác trên địa bàn huyện.
Hai là, duy trì và phát huy hiệu quả phương thức quản lý vốn đã và đang triển khai thực hiện, vai trò và kết quả thực hiện công tác ủy thác của hội, đoàn thể, trưởng thôn trong việc bình xét, quản lý, đôn đốc, kiểm tra, trả nợ, trả lãi của người vay. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, của thành viên ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện và các hội, đoàn thể nhận ủy thác trong quản lý vốn tín dụng ưu đãi.
Ba là, tăng cường công tác truyền thông tín dụng chính sách xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm tốt công tác nhận tiền gửi tiết kiệm của tổ chức, cá nhân dân cư và huy động qua tổ tiết kiệm, nâng cao chất lượng công tác đào tạo tập huấn.
Bốn là, đề nghị giải quyết cho Lý Sơn được thụ hưởng ưu đãi cho vay chương trình hộ sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg và cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ; bởi vì, huyện Lý Sơn chưa đạt tiêu chuẩn là huyện nông thôn mới và nằm trong danh mục huyện nghèo, đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 353/QĐ-TTg, ngày 15-3-2022, của Thủ tướng Chính Phủ./.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế - 20 năm đồng hành cùng hộ nghèo và các đối tượng chính sách  (08/12/2022)
Tỉnh Đồng Tháp: 20 năm triển khai chính sách tín dụng xã hội  (06/12/2022)
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động  (05/12/2022)
Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, phát triển và ổn định thị trường lao động  (16/11/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay