Tỉnh Đồng Tháp: 20 năm triển khai chính sách tín dụng xã hội
TCCS- 20 năm qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, phấn đấu nỗ lực của cán bộ, người lao động toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội nói chung và chi nhánh tỉnh Đồng Tháp nói riêng đã thực hiện tốt tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, các đối tượng chính sách và đã trở thành cầu nối giữa người dân và chính quyền các cấp.
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, khẳng định tín dụng chính sách xã hội đã thực sự đi vào cuộc sống, được mọi tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như các chương trình, kế hoạch, mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn, góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp được quan tâm, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn và phát huy hiệu quả. Với phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, trong từng thời điểm, giai đoạn, NHCSXH tỉnh Đồng Tháp xây dựng bộ máy điều hành đầy đủ các phòng, ban và chức danh với 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 11 phòng giao dịch và 146 cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, nỗ lực vượt khó với tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng được yêu cầu của công việc và thực hiện tốt hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Thứ nhất, phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội đặc thù phù hợp. Tính đến ngày 31-8-2022, tổng dư nợ ủy thác cho vay tại đơn vị qua 4 tổ chức chính trị - xã hội đạt 4.067,8 tỷ đồng, với 145.968 khách hàng đang vay vốn tại 3.093 tổ tiết kiệm và vay vốn, chiếm tỷ trọng 96,6% trên tổng dư nợ. Để tối ưu hóa trong việc tiết giảm chi phí cho người dân, ngân hàng đã thực hiện mô hình “ngân hàng thu nhỏ” thông qua hoạt động của tổ giao dịch tại điểm giao dịch xã. Mô hình này đã được sự đồng tình, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền bằng việc ưu tiên không gian nhất định tại trụ sở của 139 ủy ban nhân dân (UBND) xã cho tổ giao dịch hoạt động hằng tháng và sự đồng thuận của hộ dân nhất là các hộ vay vốn, thông qua việc giao dịch theo thời gian, địa điểm niêm yết đã được công khai.
Thứ hai, tập trung huy động được các nguồn lực tài chính để thực hiện cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. Với nguồn vốn nhận bàn giao ban đầu là 121,5 tỷ đồng, đến nay tổng nguồn vốn hoạt động tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp đạt 4.329,2 tỷ đồng, tăng 4.207,7 tỷ đồng (gấp 35,6 lần) so với nguồn vốn nhận bàn giao, bình quân mỗi năm tăng 210,4 tỷ đồng. Trên cơ sở nguồn lực được giao từ Trung ương, 20 năm qua, NHCSXH tỉnh Đồng Tháp đã tranh thủ sự hỗ trợ từ địa phương cũng như tập trung hết các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ 1 chương trình khi mới thành lập, đến nay ngân hàng thực hiện 17 chương trình cho vay với tổng dư nợ đạt 4.208,9 tỷ đồng, với 147.716 khách hàng đang vay vốn, tăng 4.089,9 tỷ đồng so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân năm sau so với năm trước đạt trên 21,2%, qua đó đã hỗ trợ cho 264.342 lượt hộ vay vốn với số tiền 1.877,4 tỷ đồng.
Thứ ba, tăng cường củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, đồng thời phối hợp công tác tuyên truyền để chính sách tín dụng từng bước đi vào chiều sâu và đi vào lòng dân. Từ nguồn vốn được cấp, vốn huy động, NHCSXH tỉnh Đồng Tháp quan tâm hiệu quả việc sử dụng vốn, với sự phối, kết hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương bằng nhiều giải pháp khác nhau, trong từng giai đoạn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch củng cố nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ tư, 20 năm qua, vốn tín dụng chính sách giúp cho gần 800.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn phát triển sản xuất, góp phần giúp cho trên 143.000 hộ thoát nghèo, giải quyết việc làm cho trên 82.000 lao động; hỗ trợ gần 10.000 người lao động được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; xây mới và cải tạo trên 367.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; hỗ trợ trên 367.000 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ trên 2.100 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến cho học sinh, sinh viên; hỗ trợ xây dựng trên 11.800 căn nhà cho hộ nghèo và xây dựng 320 căn nhà cho hộ gia đình có thu nhập thấp, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn. Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có 103/117 xã, 5/12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới và có 10 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; có 38 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận; toàn tỉnh hiện có 269 sản phẩm, dịch vụ OCOP, trong đó có 208 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao và 61 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao.
Mục tiêu thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi giai đoạn tiếp theo đến năm 2030
Căn cứ chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2021 - 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Ban điều hành NHCSXH và các chương trình, kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, trong đó phải hoàn thành tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội được Chính phủ và tỉnh giao, bảo đảm vốn tín dụng chính sách được chuyển tải đến đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng đúng mục đích, an toàn và phát huy hiệu quả, ý nghĩa kinh tế - xã hội.
Một là, đề nghị Trung ương có cơ chế và bố trí nguồn lực cho vay đối với đối tượng là các hộ có mức sống trung bình để phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Hai là, sửa đổi nội dung liên quan điều kiện vay vốn của chương trình hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với khách hàng có dự án không cùng nơi cư trú. Nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn lên 40 triệu đồng/công trình.
Ba là, cho phép kéo dài thời gian hộ gia đình được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo lên tối đa là 5 năm và kéo dài thời hạn cho vay tối đa lên 10 năm. Có cơ chế xử lý khoanh nợ đối với hộ gia đình vay vốn gặp khó khăn đi làm ăn xa (ngoài tỉnh so với địa chỉ cư trú).
Bốn là, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân đối với việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội, bảo đảm vốn tín dụng chính sách được chuyển tải đến đúng đối tượng thụ hưởng, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện, hành vi tiêu cực, trục lợi chính sách.
Năm là, phấn đấu bảo đảm 100% số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp./.
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động  (05/12/2022)
Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, phát triển và ổn định thị trường lao động  (16/11/2022)
“Đòn bẩy” giúp người dân thoát nghèo ở huyện Hải Hà  (10/11/2022)
Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách ở thành phố Móng Cái  (01/11/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp