Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế - 20 năm đồng hành cùng hộ nghèo và các đối tượng chính sách
TCCS - Trong 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78, mô hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát huy hiệu quả tích cực trong triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của cả xã hội tham gia, góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.
Phát huy vai trò của điểm giao dịch xã
Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 4-10-2002, của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là dấu mốc có tính quyết định cho một mô hình tín dụng chính sách xã hội hiệu quả. Cùng với Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã góp phần quan trọng tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế dù còn khó khăn trong thu ngân sách, những năm qua Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị cấp huyện quan tâm bố trí nguồn vốn từ sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thừa Thiên Huế để bổ sung cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với tổng số tiền đạt gần 168 tỷ đồng.
Hiện nay, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế có 141 điểm giao dịch cấp xã và 2.340 tổ tiết kiệm và vay vốn. Hằng tháng, vào ngày cố định, tổ giao dịch xã có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền và công khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm và thực hiện quy trình xử lý nợ, họp giao ban với tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác… Vốn tín dụng chính sách đã được đưa đến 100% số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời; góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu tạo việc làm, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và an ninh - quốc phòng tại địa phương.
Qua đánh giá cho thấy, hệ thống điểm giao dịch xã tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Thông qua tổ giao dịch xã, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, được hướng dẫn cách thức vay và cách sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Nhiều hộ đã thay đổi được cách nghĩ, cách làm, vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Việc tổ chức giao dịch vào ngày cố định tại điểm giao dịch xã đã phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện chức năng phản biện xã hội, tạo mối quan hệ gần gũi giữa nhân viên ngân hàng với người dân. Nhờ nguồn vốn vay NHCSXH với lãi suất ưu đãi, bà con đã có nguồn lực để phát triển kinh tế hộ gia đình, làm ăn hiệu quả, có thu nhập, trang trải, cải thiện đời sống. Đặc biệt, trong 2 năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nguồn vốn này trở thành động lực giúp bà con ổn định sản xuất, kinh doanh.
Từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu, hiện nay, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện 22 chương trình tín dụng chính sách, với tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 16,38%/năm; có hơn 90 nghìn khách hàng còn dư nợ; bình quân là 40,5 triệu đồng/hộ/năm; dư nợ bình quân 1 xã là 25,7 tỷ đồng. Tổng doanh số cho vay các chương trình tín dụng trong 20 năm qua của NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế là 13.621 tỷ đồng, với trên 717 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, doanh số cho vay bình quân đạt 681 tỷ đồng/năm.
Nguồn vốn chính sách đã giúp trên 45 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để trang trải các chi phí học tập; trên 223.904 công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường; kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động khắc phục khó khăn do đại dịch COVID-19 với tổng số tiền giải ngân 204,8 tỷ đồng đối với các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 11/NQ-CP, của Chính phủ. Qua đó, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2005 - 2010 từ 21,17% xuống còn 4,93% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025; góp phần giúp 64/94 xã được công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, 2 huyện hoàn thành và đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.
Tiếp sức cho người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài
Xác định chương trình cho vay xuất khẩu lao động là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho gia đình và địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra, tạo điều kiện cho người lao động học tập được phong cách làm việc mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị, mở rộng quan hệ đối ngoại… Trong 20 năm qua NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế tích cực triển khai nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.
Từ những ngày đầu thành lập vào năm 2003, bám sát chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cùng sự tham gia tích cực của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều chương trình, giải pháp để đưa nguồn vốn đến người nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó có chương trình cho vay để người lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, qua đó góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập vào đời sống cho đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh
Trong 20 năm qua, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải ngân cho vay số tiền gần 56 tỷ đồng để cho vay chương trình xuất khẩu lao động. Từ thành thị cho đến nông thôn, các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều in dấu chân người cán bộ NHCSXH, không một ai bị bỏ lại phía sau.
Nhanh chóng giải ngân nguồn vốn để người dân sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh sau đại dịch COVID-19, trong 6 tháng đầu năm 2022, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải ngân số tiền 1.008 tỷ đồng với 24.440 lượt khách hàng được vay vốn, trong đó đã giải ngân cho 48 lượt hộ vay vốn đi xuất khẩu lao động tại với tổng số tiền gần 3,5 tỷ đồng, qua kiểm tra sử dụng vốn và trao đổi với các hộ gia đình của người lao động, được biết các lao động đang có công việc ổn định tại nước ngoài và cho thu nhập khá cao, chấp hành tốt việc trả nợ, trả lãi.
Từ hiệu quả của việc đi xuất khẩu lao động, các cấp ủy và chính quyền địa phương tại các xã, phường, thị trấn đặc biệt quan tâm đến việc đẩy mạnh đi xuất khẩu lao động và xem đây là con đường nhanh nhất thoát nghèo bền vững.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cũng còn tồn tại một số khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện Nghị định 78 như, nguồn vốn tín dụng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các đối tượng chính sách, nhất là nguồn vốn cho vay để giải quyết việc làm. Nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH tỉnh đang chiếm tỷ trọng thấp (4,6%); việc lồng ghép hoạt động vay vốn tín dụng chính sách với các hoạt động hỗ trợ khác ở một số nơi chưa đạt hiệu quả cao.
Phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới
Trong thời gian tới, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế xác định tín dụng chính sách là trụ cột để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tiếp tục tập trung các nguồn lực thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, triển khai tốt hơn nữa Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định 1630 của Thủ tướng Chính phủ. Các sở, ban, ngành liên quan xây dựng đề án bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để phát triển du lịch, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn toàn tỉnh. Ủy ban nhân dân các cấp, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách, gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn. Ưu tiên dành nguồn ngân sách địa phương chuyển qua NHCSXH, phấn đấu nâng dần tỷ lệ nguồn vốn ủy thác địa phương bằng mức trung bình chung toàn quốc
Hai là, NHCSXH tỉnh tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, phối kết hợp các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng phục vụ; chấp hành đúng cơ chế hoạt động của NHCSXH một cách an toàn và hiệu quả.
Ba là, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Duy trì và tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý đặc thù. Tổ chức chính trị - xã hội các cấp cũng phải thực hiện tốt công tác nhận ủy thác của NHCSXH.
Bốn là, đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép giữa vay vốn NHCSXH với áp dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề. Tập trung công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát, lồng ghép hoạt động vay vốn tín dụng chính sách với các hoạt động khác để đạt hiệu quả cao.
Năm là, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm, dịch vụ để thực hiện tốt hoạt động tín dụng chính sách xã hội./.
Tỉnh Đồng Tháp: 20 năm triển khai chính sách tín dụng xã hội  (06/12/2022)
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động  (05/12/2022)
Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, phát triển và ổn định thị trường lao động  (16/11/2022)
“Đòn bẩy” giúp người dân thoát nghèo ở huyện Hải Hà  (10/11/2022)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm