Các liều thuốc giải cứu nền kinh tế thế giới
Năm 2008 đi vào lịch sử như một trong những thời điểm khó khăn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu. Khởi đầu là khủng hoảng tài chính Mỹ, tiếp đó những hệ lụy của nó khiến cho cả thế giới chao đảo về kinh tế buộc tất cả các chính phủ phải ngồi lại tìm cách cứu vãn sự phát triển của chính đất nước mình. Giờ đây khi đỉnh điểm của khó khăn đã đi qua, người ta đang tiếp tục tìm giải pháp mới để cứu kinh tế thế giới dù cho việc đó không dễ dàng. Các quốc gia trên thế giới đều chịu chung khó khăn và phải đương đầu với sự suy thoái khắc nghiệt nhất kể từ Thế chiến thứ II. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, hai trong số các động lực chính của sự hội nhập kinh tế toàn cầu là thương mại và dòng luân chuyển vốn đã cùng lúc bị đảo ngược.
Chính phủ các quốc gia cùng dốc hầu bao
Ngoài số tiền khá lớn là 700 tỉ USD mà chính quyền của Tổng thống G.Bu-sơ đã quyết định sử dụng để giải cứu các ngân hàng và những thể chế tài chính khác. Tân Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đang tính toán có thể đưa ra kế hoạch khổng lồ kích thích nền kinh tế phát triển trị giá 850 tỉ USD. Trong kế hoạch chống lại cơn Đại suy thoái kinh tế, Tân Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đang xem xét việc dùng nhiều tỉ USD vào việc làm đường giao thông, các dự án hạ tầng khác, các tòa nhà làm việc của chính phủ tiết kiệm năng lượng, xây mới và nâng cấp trường học, khuyến khích sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường.
Ngân hàng HSBC: * Tăng cường nguồn vốn trị giá 750 triệu Bảng Anh cho chi nhánh ngân hàng tại Vương quốc Anh bằng nguồn vốn nội bộ của tập đoàn, số tiền này bằng 1% tổng số vốn cổ đông của HSBC. * Hỗ trợ 4 tỉ Bảng Anh khối lượng thanh khoản cho thị trường liên ngân hàng tại London. * Cắt giảm 1.100 nhân viên trong hệ thống trên toàn thế giới. Ngân hàng Citigroup: * Cầu cứu Bộ Tài chính Mỹ bơm 20 tỉ USD mua cổ phiếu ưu đãi của ngân hàng và bảo lãnh cho các khoản vay và chứng khoán rủi ro của Citigroup trị giá 306 tỉ USD. * Trong 9 tháng đầu năm 2008, cắt giảm 23.000 việc làm. Có kế hoạch sa thải tiếp 52.000 nhân viên trong toàn bộ các chi nhánh đầu năm 2009 nhằm cắt giảm chi tiêu để đối phó với khủng hoảng. Bank of America: * Quyết định thâu tóm Ngân hàng Merrill Lynch với giá 50 tỉ USD tháng 9/2008 sau khi Merrill Lynch thua lỗ 40 tỉ USD. * Cắt giảm 30.000 đến 35.000 nhân viên trong 3 năm nữa sau khi hoàn thành việc thâu tóm Ngân hàng Merrill Lynch nhằm mang lại hiệu quả hơn trong hoạt động và tiết kiệm được chi phí. Tập đoàn Toyota: * Lần đầu tiên trong 71 năm hoạt động tập đoàn này đối mặt với con số thua lỗ 1,7 tỉ USD trong năm 2008. * Sa thải hàng ngàn công nhân thời vụ và bán thời gian. * Ngừng xây dựng các nhà máy chế tạo, lắp ráp ôtô mới. * Ngừng sản xuất một tháng của nhà máy Toyota chi nhánh tại Anh, nơi có 4.200 nhân công. Tập đoàn Hyundai: * Giảm công suất sản xuất hai mẫu xe ôtô Santa Fe và Fontana ở Mỹ nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính. * Từ tháng 10 đến tháng 12/2008, nhà máy Hyundai ở Alabama, Mỹ nghỉ sản xuất 11 ngày vào các thứ sáu hàng tuần. * Hyundai đã cắt giảm 12,5% mục tiêu doanh số bán hàng của năm 2008. |
Nền kinh tế hàng đầu Châu Á - Nhật Bản - cũng phải sử dụng đến việc kích thích tài chính và chính sách tiền tệ để chống lại tình trạng suy thoái toàn cầu. Tokyo đã thông qua hai gói giải pháp kích thích kinh tế, một vào tháng 8-2008 trị giá 120 tỉ USD và gói khác vào tháng 10-2008 trị giá 276 tỉ USD. Hiện tại, Nhật Bản đang chuẩn bị thông qua một gói giải pháp thứ ba khổng lồ, lên đến 815 tỉ USD, trong đó dành 223 tỉ USD để mua phần lớn cổ phiếu của các ngân hàng yếu, hoạt động kém hiệu quả.
Trung Quốc cũng dành hẳn 585 tỉ USD để chi tiêu vào cơ sở hạ tầng và coi đó là biện pháp kích thích hiệu quả nền kinh tế. Hiện nay, các chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc cần có một gói giải pháp kinh tế thứ hai để tập trung vào việc thúc đẩy tiêu dùng và giúp những người nghèo khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống. Cụ thể cần cắt giảm thuế, tìm cách tăng thu nhập cho người lao động và phát cho người nghèo các phiếu mua hàng siêu thị để mang lại sự tự tin để Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ tư thế giới không bị lún quá sâu vào sự suy giảm. Tuy nhiên, bất chấp mọi nỗ lực ấy, theo dự đoán của Ngân hàng Thế giới thì trong năm 2009, Trung Quốc chỉ có thể đạt được tốc độ phát triển kinh tế là 7,5%, mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ qua.
Tại châu Âu, Đức cũng chuẩn bị cho kế hoạch lần thứ hai kích thích kinh tế phát triển trị giá khoảng 30 tỉ ơ-rô (bằng 42 tỉ USD), Thủ tướng An-giê-la Méc-ken kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào hệ thống cơ sở hạ tầng và giao thông ở tất cả 16 bang của Đức, chú trọng vào đường phố, tàu điện, trường học, nhà trẻ. Gói giải pháp kinh tế trước của Béc-lin trị giá 31 tỉ ơ-rô nhằm chống sự suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của nền tài chính thế giới. Với gói kích thích kinh tế lần thứ hai này, Đức hy vọng sẽ thoát khỏi suy thoái kinh tế hoặc ít nhất là trợ giúp được nền kinh tế cho dù cơn bão tài chính thế giới hoành hành thêm nữa. Tuy nhiên Đức sẽ chỉ thực hiện kế hoạch giải cứu lần hai này sau khi Tân Tổng thống Mỹ nhậm chức ngày 20-1-2009 và đưa ra kế hoạch tương tự.
Để tránh cho các ngân hàng lớn khởi phá sản, các nền kinh tế mạnh đều phải dùng biện pháp bơm tiền khổng lồ trực tiếp để đảm bảo cho thể chế tài chính này đứng vững, không bị sụp đổ.
Cứu ngân hàng; điều chỉnh lãi suất, giảm chi phí và nhân công
Chính phủ Mỹ phải giải cứu hàng loạt tên tuổi lớn trong làng ngân hàng là Lehman Brothers, Merrill Lynch, American International Group (AIG). Nhật Bản cũng đưa ra 20,7 tỉ USD để giúp hệ thống ngân hàng danh tiếng của mình có đủ khả năng thanh toán cho khách hàng và sẵn sàng dành hàng trăm tỉ USD để thực hiện việc đó. Hàn Quốc dành tới 100 tỉ USD để giữ cho các ngân hàng và thị trường tài chính đứng vững trước tác động của suy thóai kinh tế toàn cầu. Các nước châu Á với các thành viên chủ chốt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và khối ASEAN cũng bàn tới việc thành lập một quỹ cứu trợ tài chính, ngân hàng của châu lục trị giá 350 tỉ USD để tránh cho châu lục này lặp lại sự khủng hoảng tài chính như năm 1998.
Các chính phủ châu Âu từ Đức đến Anh đều phải tuyên bố ủng hộ tài chính cho những ngân hàng, Cty tài chính có tình hình hoạt động không hiệu quả. Pháp và Bỉ đã bỏ ra 9 tỉ USD hỗ trợ Cty cho vay Dexia. Trước đó, Bỉ, Hà Lan và Luc-xăm-bua đã nhất trí cùng dàn xếp số tiền là 16,2 tỉ USD để cứu Ngân hàng Fortis. Ngân hàng BNP Paribas SA của Pháp cũng mua lại 75% cổ phần của Fortis NV. Đức cam kết khoản tiền 50 tỉ ơ-rô để đảm bảo cho sự ổn định tài chính của Hypro Real Estate. Ngân hàng Anh và Ngân hàng trung ương Châu Âu cũng đưa ra 28 tỉ USD nhằm đảm bảo tính thanh khoản trên thị trường.
Cùng với việc giúp đỡ ngân hàng, chính phủ nhiều nước ra thông báo nâng mức bảo hiểm tiền gửi của người dân để không diễn ra cảnh rút tiền ồ ạt, tháo chạy. Ô-xtrây-li-a, Mỹ, Nhật Bản đều cam kết chi trả đầy đủ tiền tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức, tất cả nhằm nâng mức tin tưởng của mọi người vào hệ thống tài chính hiện hành. Bên cạnh đó, chính phủ các nước cũng chỉ đạo cắt giảm lãi suất cơ bản để kích thích nền kinh tế sôi động, chống suy thoái. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã giảm lãi suất cơ bản xuống còn 1% một năm và là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Ngân hàng trung ương châu Âu đã cắt giảm lãi suất chuẩn 175 điểm xuống mức 2,5% kể từ đầu tháng 10-2008 để bảo vệ cho kinh tế EU trước những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tháng 10-2008, Nhật Bản hạ lãi suất từ 0,5% xuống còn 0,3% và đến tháng 12-2008 Nhật Bản lại giảm lãi suất ngân hàng xuống chỉ còn 0,1% nhằm khuấy động, khích lệ tiêu dùng vì nền kinh tế nước này rơi sâu vào suy thoái. Hành động này được đưa ra cùng thời điểm với sự cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tuy nhiên kết quả đạt được của Nhật khá khiêm tốn. FED cũng theo đuổi xu hướng hạ lãi suất xuống mức 0% nhằm tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước, kích thích nền kinh tế, sản xuất phát triển.
“1 tỉ đồng chăm lo Tết cho người nghèo”  (01/01/2009)
Tác động của khủng hoảng tài chính đối với khu vực châu Phi Nam Sa-ha-ra  (01/01/2009)
Cu-ba: 50 năm phát triển kinh tế - xã hội dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội  (01/01/2009)
Cu-ba: 50 năm phát triển kinh tế - xã hội dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội  (01/01/2009)
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1-1-2009  (31/12/2008)
Bộ Công Thương: Tập trung giữ vững tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu  (31/12/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên