Công tác định canh, định cư đối với đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Khu tái định cư Nà Nhụ, thủy điện Sơn La _ Ảnh: TL
1 - Từ thực tế “nóng”...
Năm 1995, các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm 13 tỉnh thuộc hai khu vực Đông Bắc và Tây Bắc của đồng bằng sông Hồng. Năm 1999, con số này lên tới 19 tỉnh do việc chia tách thành các tỉnh nhỏ hơn. Sau năm 1999, các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc không còn những vùng đồng bằng xen kẽ như cách chia tỉnh và vùng trước đó mà chỉ còn những vùng có độ cao từ 500 mét đến 1.000 mét so với mặt nước biển. Bình quân đất canh tác trên đầu người ở đây rất thấp, chỉ đạt 0,17 ha/người.
Không chỉ thiếu đất canh tác trầm trọng, trình độ thâm canh của người dân vùng này cũng rất thấp, chỉ đạt trung bình là 2,72 tấn/ha vào năm 1995 và 3,6 tấn/ha vào năm 2000. Nền kinh tế ở đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt cá. Các hoạt động này chiếm tới 42% GDP của vùng, trong khi khu vực này chỉ chiếm 24% GDP của cả nước. Trong tổng số 9 triệu đồng bào các dân tộc thiểu số có tới 2 đến 3 triệu người sống bằng cách đốt nương làm rẫy. Nếu tính gộp cả số người du canh định cư với số du canh du cư, con số này đã lên tới 7 triệu người vào năm 1994. Tình hình du canh du cư đã gây ra nạn phá rừng nghiêm trọng. Giữa thập niên 90, Việt Nam chỉ còn khoảng 9 triệu héc-ta rừng. Điều này có nghĩa là nước ta đã mất khoảng 23,5 triệu héc-ta trong khi độ che phủ tối thiểu phải là 33,2% hay khoảng 11 triệu héc-ta. Với tất cả những khó khăn về kinh tế, xã hội ở trên, các tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với các vùng khác trên cả nước.
2 - Cần các giải pháp hữu hiệu
Trước thực trạng trên, những năm qua Đảng và Nhà nước đã tiến hành song song việc đầu tư nhiều mặt cho đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa nói chung bằng các chương trình cụ thể như Chương trình 135, 120, 134... nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo. Chính quyền các tỉnh vùng cao đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tốc độ điều tra tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản..., trong đó tập trung vào việc quy hoạch, phân bố lại đất canh tác, đất ở thuận tiện cho việc sinh sống, sản xuất của bà con. Các cụm dân cư tập trung được hình thành với điều kiện có đủ đất, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc mở đường giao thông, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, công tác định canh, định cư còn nhiều bất cập như đầu tư thiếu đồng bộ, số hộ cần định canh, định cư còn nhiều. Khi sắp xếp, bố trí dân cư chưa thỏa đáng các yếu tố, đặc điểm về văn hóa, điều kiện về đất sản xuất, nước sinh hoạt... nên đồng bào không thật sự yên tâm với nơi ở mới. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong những năm qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chú trọng chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch và đến nay đã cơ bản hoàn thành quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở các vùng sinh thái giai đoạn 2006 - 2010; hoàn chỉnh phương án phát triển sản xuất ở các khu tái định cư của đồng bào phải di chuyển phục vụ xây dựng các công trình thủy điện lớn như Sơn La, Tuyên Quang. Bộ cũng đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, nâng cao diện tích được tưới tiêu, cải tạo môi trường, cải tạo đất... Riêng các tỉnh Tây Bắc đã xây dựng được 15 nghìn công trình thủy lợi, với 4.200 km kênh mương tưới nước cho 84.500 ha lúa chiêm, 139.160 ha lúa mùa, hàng nghìn héc-ta rau màu và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng cao.
Để giải quyết cơ bản vấn đề đói nghèo ở miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, Nhà nước và các địa phương phải đặc biệt quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, bố trí sắp xếp khu dân cư, thực hiện định canh, định cư vững chắc. Lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư có trọng điểm, xây dựng các mô hình về định canh, định cư như các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái đã làm khá tốt. Bên cạnh đó, các địa phương và các bộ ngành liên quan cần chú trọng hơn nữa việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, đầu tư nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, sản xuất sản phẩm nông nghiệp có tính cạnh tranh, mang tính hàng hóa cao; đồng thời đẩy mạnh việc khai hoang các diện tích ở vùng thung lũng, phát huy sự sáng tạo của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc phát triển diện tích ruộng bậc thang, vừa bảo đảm tăng diện tích lúa nước, vừa chống xói mòn... Đó là những giải pháp khả thi, đã thành công ở nhiều vùng, cần được nhân rộng ở địa bàn các tỉnh vùng cao.
Từ khi có phong trào hợp tác hóa, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xóa bỏ lối canh tác du canh, du cư của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây. Các mô hình và biện pháp thực hiện cho dù chưa phù hợp với những đặc trưng sinh thái và điều kiện tự nhiên vùng đất dốc, nhưng cũng cho thấy khả năng hạn chế du canh, du cư nếu các chính sách khuyến nông thực sự đem lại những cải thiện trong sản xuất và đời sống của đồng bào miền núi.
Trong nhiều năm qua, chế độ bao cấp và cơ chế hợp tác hóa đã phát huy ảnh hưởng tích cực trong công tác khuyến nông và phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi. Những tiến bộ trong canh tác lúa nước và sự đẩy mạnh khai thác lâm sản miền núi trong những thời điểm nhất định đã hạn chế tình trạng du canh, du cư và nạn chặt phá rừng. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp lúa nước như ở miền xuôi không thể là giải pháp trọng yếu cho miền núi hay cho các vùng đất dốc nói chung. Vì thế, những thành công trong việc hạn chế du canh, du cư thời kỳ hợp tác hóa chỉ có thể là một bài học kinh nghiệm về vai trò của các chính sách kinh tế phù hợp.
Thời kỳ đổi mới đem lại những kinh nghiệm quý báu cho công tác vận động định canh, định cư. Những nhân tố kỹ thuật mới như: giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu... đã cho phép một số người dân miền núi không chỉ thâm canh trên ruộng nước mà cả trên nương rẫy. Mặt khác, cơ chế thị trường duy trì đều đặn các hoạt động trao đổi kinh tế giữa miền núi và miền xuôi là yếu tố kích thích tới nền sản xuất nông nghiệp miền núi. Các loại lương thực như: ngô, khoai, sắn hay đậu tương đã trở thành hàng hóa đem lại cơ hội phát triển bền vững cho nông nghiệp vùng đất dốc. Chính sách đầu tư phát triển ưu tiên cho miền núi của Nhà nước như: các chương trình xóa đói, giảm nghèo, phát triển kết cấu hạ tầng lồng ghép với dân số, y tế và giáo dục tạo nên những hiệu quả tổng hợp, làm thay đổi đáng kể tình hình kinh tế, xã hội nông thôn miền núi.
Huyện Hoài Đức (Hà Tây): Dạy nghề và giải quyết việc làm tạo đà cho phát triển kinh tế  (01/08/2007)
Sử dụng đất cho mục tiêu phát triển bền vững ở nước ta  (01/08/2007)
Sức ép của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam  (01/08/2007)
Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững  (01/08/2007)
Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ  (01/08/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay