Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2009 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 44,6 nghìn tỉ đồng, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm nông nghiệp đạt 33,2 nghìn tỉ đồng, giảm 0,1%; lâm nghiệp 1,4 nghìn tỉ đồng, tăng 2,5%; thủy sản 10 nghìn tỉ đồng, tăng 3,9%.
Nông nghiệp
Tính đến ngày 15-3-2009, cả nước đã gieo cấy được 2986 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 102,6% cùng kỳ năm trước. Các địa phương phía Bắc gieo cấy 1091,3 nghìn ha, bằng 105,3%. Nhìn chung lúa đông xuân ở các địa phương phía Bắc được gieo cấy trong điều kiện thời tiết thuận lợi, nguồn nước cung cấp tương đối đủ, sâu bệnh xuất hiện ít nên lúa đang phát triển tốt. Các địa phương phía Nam gieo cấy 1894,7 nghìn ha, bằng 101% cùng kỳ năm 2008 (Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1547,3 nghìn ha, tăng 1,4%). Diện tích gieo cấy lúa ở các địa phương phía Nam tăng do giá lúa thương phẩm xuất khẩu đang ở mức cao. Mặt khác, giá vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ổn định đã khuyến khích nông dân chuyển đổi một phần diện tích đất trồng màu, đất nuôi trồng thủy sản hoặc tận dụng đất lâm nghiệp chưa sử dụng sang trồng lúa (An Giang tăng 2,4 nghìn ha; Long An tăng 8,3 nghìn ha; Trà Vinh tăng 2,4 nghìn ha; Kiên Giang tăng 7 nghìn ha; Bạc Liêu tăng 2,2 nghìn ha).
Đến trung tuần tháng 3-2009, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch 770,5 nghìn ha lúa đông xuân, chiếm 50% diện tích gieo cấy và bằng 80,4% cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, năng suất lúa đông xuân toàn vùng ước tính đạt 62,7 tạ/ha, giảm 1,7 tạ/ha so với vụ đông xuân trước (An Giang giảm 1,5 tạ/ha; Đồng Tháp giảm 1,3 tạ/ha; Kiên Giang giảm 2,7 tạ/ha); sản lượng đạt 9,7 triệu tấn, giảm 1,3%. Năng suất lúa đông xuân toàn vùng giảm trước hết là do thời điểm xuống giống gặp mưa trái mùa và triều cường nên một số diện tích lúa bị ngập úng, phải dặm hoặc gieo sạ lại; ngoài ra còn do một số địa phương thay đổi cơ cấu giống lúa theo hướng giảm diện tích trồng lúa năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp, khó xuất khẩu (như: IR 50404, OM 576.v.v) sang gieo trồng giống lúa năng suất tuy thấp hơn nhưng chất lượng gạo tốt, dễ xuất khẩu (như: VNĐ 95-20, OM 2717, OM 2517.v.v...).
Cùng với việc gieo cấy và thu hoạch lúa đông xuân, các địa phương đang tập trung thu hoạch cây vụ đông và gieo trồng cây vụ xuân. Do mưa lũ gây ngập nặng vào thời điểm cuối năm 2008 làm nhiều diện tích bị mất trắng nên sản lượng cây vụ đông nhìn chung đạt thấp. Sản lượng ngô bằng 58,4% cùng kỳ năm trước; khoai lang bằng 71%; đậu tương bằng 33,2%; lạc bằng 67,9%; rau đậu bằng 85,9%. Tiến độ gieo trồng các cây trồng vụ xuân chậm chủ yếu do năm 2009 nhuận hai tháng 5 nên thời vụ dài hơn năm trước. Tính đến ngày 15-3, cả nước đã gieo trồng 331,9 nghìn ha ngô, bằng 89,3% so với cùng kỳ năm trước; khoai lang đạt 87,3 nghìn ha, bằng 87,3%; sắn đạt 85,8 nghìn ha, bằng 89,3%; lạc đạt 163,7 nghìn ha, bằng 97,7%; đậu tương đạt 80,5 nghìn ha, bằng 95,8%; rau đậu đạt 391,7 nghìn ha, bằng 108%.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định. Trong quý I/2009, đàn bò cả nước ước tính tăng 1% so với cùng kỳ năm trước; đàn lợn tăng 3%; đàn gia cầm tăng 6%. Tuy dịch bệnh xuất hiện nhưng các ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt việc dập ổ dịch mới phát sinh, giám sát chặt chẽ khâu vận chuyển, lưu thông gia cầm sống nhằm ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nhận thức đầy đủ về diễn biến dịch bệnh; tổ chức tiêm phòng vắcxin có hiệu quả và giám sát chặt chẽ tình trạng giết mổ. Tính đến ngày 18-3-2009, cả nước có 5 tỉnh có dịch cúm gia cầm là: Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Quảng Ninh và Điện Biên; 3 tỉnh có dịch lở mồm long móng là: Bắc Kạn, Kon Tum và Nghệ An; 3 tỉnh có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày là: Bạc Liêu, Quảng Ninh và Quảng Nam.
Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung quý I năm 2009 cả nước ước tính đạt 25,3 nghìn ha, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước; số cây trồng phân tán đạt 59,2 triệu cây, giảm 2,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 494 nghìn m3, tăng 2%; sản lượng củi khai thác đạt 6,7 triệu ste, tăng 1,5%.
Công tác phòng cháy rừng và bảo vệ rừng tuy được các cấp, các ngành quan tâm nhưng tình trạng cháy rừng và chặt phá rừng vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Tính chung 3 tháng đầu năm 2009, tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 489 ha, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 244 ha, tăng 68,2%. Một số tỉnh có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Yên Bái 61 ha; Cao Bằng 50 ha; Lạng Sơn 36 ha; Lào Cai 25 ha; Bắc Giang 17 ha; Sơn La 17 ha; Lâm Đồng 10 ha; Long An 10 ha.
Thủy sản
Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản quý I/2009 ước tính đạt 1028,1 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 783,7 nghìn tấn, tăng 4,9%; tôm đạt 85,6 nghìn tấn, tăng 3,1%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng quý I/2009 ước tính đạt 415 nghìn tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước (cá đạt 310 nghìn tấn, giảm 1%; tôm đạt 59 nghìn tấn, tăng 0,9%). Kết quả nuôi trồng thủy sản đạt thấp do gặp một số khó khăn như: Giá thức ăn của thủy sản tăng cao; giá thu mua bấp bênh; thị trường tiêu thụ ngoài nước có xu hướng bị thu hẹp, do đó không khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi. Điển hình là cá tra, cá ba sa chiếm trên 50% sản lượng thủy sản nuôi trồng nhưng diện tích nuôi thả giảm trên 20% (An Giang giảm 28%; Cần Thơ giảm 25,4%; Vĩnh Long giảm 15%); diện tích nuôi thả tôm sú cũng giảm trên 8% (Cà Mau giảm 264,5 nghìn ha; Bạc Liêu giảm 125 nghìn ha; Kiên Giang giảm 45 nghìn ha; Bến Tre giảm 17 nghìn ha; Trà Vinh giảm 8 nghìn ha). Hiện nay, tình hình tiêu thụ sản phẩm bước đầu có chuyển biến nên nông dân nhiều tỉnh đã tiếp tục triển khai nuôi trở lại.
Sản lượng thủy sản khai thác quý I/2009 ước tính đạt 613,1 nghìn tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 568 nghìn tấn, tăng 9,8%. Hoạt động khai thác thủy sản tiếp tục phát triển chủ yếu do thời tiết biển tương đối thuận lợi, nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao xuất hiện sớm và dài ngày như: Cá ngừ, cá cơm, cá hố, cá nục, mực ống,...; mặt khác, giá xăng, dầu đang giảm so với cùng kỳ năm trước, đồng thời các chính sách của Chính phủ về kích cầu sản xuất đang phát huy tác dụng nên chi phí khai thác biển giảm trong khi giá bán hải sản ở mức cao, khuyến khích ngư dân tích cực ra khơi./.
Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2009  (09/04/2009)
Hội thảo quốc tế "Các đảng và một xã hội mới"  (08/04/2009)
Bộ Chính trị kết luận về "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới"  (08/04/2009)
9 nhóm ngành được hỗ trợ lãi suất vay vốn trung, dài hạn  (08/04/2009)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên