Tạp chí Cộng sản: Thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 7 khóa XII
Theo đồng chí Đoàn Minh Huấn, công tác tuyên truyền về Hội nghị Trung ương 7 khóa XII có nhiều đổi mới. Trước, trong và sau khi Hội nghị kết thúc, các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông đã chủ động tuyên truyền về các nội dung chủ yếu được thảo luận và thông qua tại Hội nghị, đem đến cho bạn đọc một bức tranh khá toàn diện về Hội nghị Trung ương 7. Trong đó, Tạp chí Cộng sản cũng có đóng góp tích cực với việc đăng tải một hệ các bài viết về các nội dung chủ yếu được bàn bạc, thảo luận và quyết định tại Hội nghị.
Hội nghị Trung ương 7 tập trung vào các vấn đề: Một số nội dung về công tác cán bộ; Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với sự phát triển đất nước trong năm 2017; Thảo luận và thông qua 3 đề án quan trọng Về xây dựng đội ngũ cán bộ, tập trung vào đội ngũ cán bộ cấp chiến lược; Về cải cách chính sách tiền lương và Về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Hội nghị đã nhất trí cao ban hành Nghị quyết của Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, trọng tâm tập trung vào đội ngũ cán bộ cấp chiến lược và đội ngũ Bí thư cấp ủy, người đứng đầu các cấp. Đồng chí Đoàn Minh Huấn nhấn mạnh 5 đột phá trong công tác cán bộ. Thứ nhất là đánh giá cán bộ, có phương pháp đánh giá cán bộ một cách khách quan, chính xác, nhiều chiều, bao gồm cả thông qua khảo sát, so sánh,.. Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ quyền lực, sàng lọc kỹ càng, thay thế kịp thời, chấm dứt tình trạng chạy chức, chạy quyền,… Thứ ba, thực hiện từng bước nguyên tắc Bí thư cấp ủy không phải là người địa phương. Thứ tư, cải cách chính sách tiền lương, nhà ở, tạo động lực để cán bộ yên tâm phấn đấu, tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng khuyến khích cán bộ phấn đấu, cống hiến,… Thứ năm, hoàn thiện cơ chế để cán bộ, đảng viên gắn bó mật thiết với nhân dân, để nhân dân tham gia xây dựng Đảng.
Về tiêu chuẩn và cơ cấu cán bộ, Trung ương nhấn mạnh cả đức và tài, tài là điều kiện cần, đức là quan trọng, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược, cán bộ càng cao, đức càng phải lớn (bao gồm cả đạo đức cách mạng và đạo đức con người). Cần có cơ chế phân biệt bằng cấp với kiến thức, năng lực thực sự của cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, chức danh; xây dựng đội ngũ cán bộ có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế (bao gồm cả trình độ ngoại ngữ, kiến thức, kỹ năng,…). Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số có cơ cấu, tỷ lệ hợp lý. Và đặc biệt, Trung ương nhấn mạnh quyết tâm chống chạy chức, chạy quyền, tham nhũng trong công tác cán bộ.
Trung ương đề ra một số nội dung thí điểm thực hiện như thí điểm việc người đứng đầu giới thiệu cấp phó trong quy hoạch để bầu theo quy trình hay Bí thư giới thiệu nhân sự trong quy hoạch để bầu thường vụ cấp ủy,…
Về đề án cải cách chính sách tiền lương, đồng chí Đoàn Minh Huấn nhấn mạnh tiền lương ở nước ta đã qua nhiều lần cải cách, trong đó, lần gần nhất là năm 2003, đến nay đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như tiền lương không theo vị trí việc làm, còn mang tính cào bằng; tồn tại quá nhiều các loại phụ cấp dẫn đến làm méo mó quan hệ tiền lương; tiền lương ở khu vực công chênh lệch với khu vực thị trường, dẫn đến chảy máu chất xám từ khu vực công; tiền lương chưa phải là thu nhập chính nên có tình trạng chính thành phụ, chân ngoài dài hơn chân trong; các thu nhập không phải lương có nguồn từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao. Đối với khu vực doanh nghiệp, tiền lương chưa thực sự là giá cả sức lao động, chưa tuân theo quan hệ thị trường.
Trung ương nhận định, cải cách tiền lương phải dựa trên tiền đề nâng cao năng suất lao động, tinh giản bộ máy, biên chế. Tiền lương hướng tới phải bảo đảm nuôi sống người lao động và gia đình họ.
Về lộ trình, đến năm 2020, tập trung vào điều chỉnh tiền lương, từ năm 2021, áp dụng chế độ lương mới theo nguyên tắc xây dựng bảng lương mới phù hợp với vị trí việc làm và chức danh lãnh đạo, quản lý; lương mới bảo đảm không thấp hơn lương hiện tại. Theo đó, sẽ có 5 bảng lương, bao gồm bảng lương cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; bảng lương cho ngạch công chức, viên chức không phải là cán bộ lãnh đạo, quản lý và 3 bảng lương cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Tỷ lệ tiền lương - phụ cấp ở mức 70% - 30%; quỹ thưởng ở mức 10%.
Nguồn lực để cải cách tiền lương từ thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên; từ tiết kiệm qua tinh giản bộ máy, biên chế; từ nguồn tăng thu ngân sách và thực hiện khoán quỹ lương. Đối với lĩnh vực sự nghiệp, đẩy nhanh quá trình chuyển từ phí dịch vụ sang giá, qua đó, tạo nguồn quỹ lương. Đối với khu vực doanh nghiệp, thực hiện quan hệ tiền lương theo nguyên tắc thị trường.
Về đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Trung ương nhận định bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng của an sinh xã hội. Thời gian qua, chính sách bảo hiểm xã hội có nhiều bất cập, cụ thể, số người tham gia còn thấp, số người rút bảo hiểm để nhận một lần tăng cao. Quỹ bảo hiểm xã hội khó cân đối trong dài hạn vì tuổi thọ người dân tăng nhanh, tuổi nghỉ hưu thấp và chậm được sửa. Chính sách bảo hiểm xã hội còn nặng về nguyên tắc đóng - hưởng mà chưa chú ý đến nguyên tắc chia sẻ. Bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự là công cụ quản lý thị trường lao động như hỗ trợ phục hồi việc làm cho người thất nghiệp hay bảo đảm cho người lao động luôn có việc làm. Tình trạng trốn, nợ, trục lợi bảo hiểm có xu hướng ngày càng phức tạp.
Để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột của an sinh xã hội, cần phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, linh hoạt, hỗ trợ lẫn nhau; kết hợp hài hòa các nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ; phát triển hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội chuyên nghiệp, phù hợp thông lệ quốc tế.
Những điểm mới của chính sách bảo hiểm xã hội bao gồm: Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, toàn diện, bao phủ (gồm lương hưu xã hội, bảo hiểm cơ bản và bảo hiểm hưu trí bổ sung); sửa đổi thời gian bắt buộc tham gia bảo hiểm để nhận lương hưu, từ 20 năm hiện nay xuống còn 15 năm; điều chỉnh công thức tính lương hưu; hỗ trợ người nghèo tham gia bảo hiểm xã hội,…
Đồng chí Đoàn Minh Huấn yêu cầu cán bộ, đảng viên Tạp chí Cộng sản nghiên cứu, quán triệt để vận dụng cho quá trình xây dựng tổ chức bộ máy, cơ cấu lại các ấn phẩm của Tạp chí Cộng sản theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, đồng thời, xây dựng kế hoạch biên tập, viết bài làm sáng rõ cơ sở khoa học, thực tiễn của những điểm mới trong các đề án mà Hội nghị Trung ương 7 đã thông qua./.
Triều Tiên thể hiện thiện chí trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều  (15/05/2018)
Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo đối với Việt Nam  (15/05/2018)
Việt Nam lên án mạnh mẽ các vụ tấn công khủng bố tại Indonesia  (14/05/2018)
Thủ tướng: Xây dựng Chính phủ điện tử từ những việc nhỏ nhất  (14/05/2018)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: "Tuyên Quang phải đi nhanh hơn"  (14/05/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp khách quốc tế  (14/05/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên