Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ
TCCS - Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, với yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên đều phải tự rèn luyện, phải “cần, kiệm, liêm, chính”, trong đó “lấy chữ liêm làm đầu”. Trước những yêu cầu của tình hình mới, việc tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo là một vấn đề quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề thực tiễn đặt ra
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “liêm” là liêm khiết, “không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”. Liêm còn là trong sạch, không tham lam, “không tham địa vị; không tham tiền tài, không tham sung sướng; không ham người tâng bốc mình”. Như vậy, đổi với Người, trong sạch, liêm khiết, thanh liêm chính là “liêm”. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đưa ra quan điểm của mình về “chính”. Theo Người: “Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”, “là việc phải thì dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh”. Người có “đức” chính là người chính trực, đúng mực, công tâm, luôn hành động theo lẽ phải, kiên quyết bảo vệ lẽ phải.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định: Xây dựng Đảng phải bắt đầu từ xây dựng đội ngũ cán bộ. Xây dựng và chính đốn đội ngũ cán bộ trước hết phải bắt đầu từ xây dựng nền tảng đạo đức cách mạng. Xây dựng nền tảng đạo đức cách mạng phải đi từ sự liêm, chính, bởi liêm, chính là hai phẩm chất quan trọng nhất trong nhân cách, đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên có liêm chính là “gốc rễ” để xây dựng Đảng liêm chính, “là đạo đức, là văn minh”. Như vậy, xây dựng và thực hành phẩm chất liêm, chính trong đội ngũ cán bộ, đảng viên chính là nền tảng bảo đảm an ninh tư tưởng chính trị và hạt nhân để xây đắp, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng.
Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí của cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp ủy, địa phương, cơ quan, đơn vị. Kiên trì giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí”[1]. Theo đó, yêu cầu liêm, chính và xây dựng văn hóa liêm chính luôn được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Thực tiễn cho thấy, người cán bộ, đảng viên không thường xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất sẽ dần đánh mất mình, đánh mất “nền tảng gốc” dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…
Trước những thách thức của tình hình và điều kiện phát triển mới của đất nước, thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu với quyết tâm chính trị cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, làm trong sạch bộ máy, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Đảng ta ngày càng chú trọng bảo đảm và phát huy sự liêm, chính trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, coi xây dựng văn hóa liêm chính là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay. Muốn xóa bỏ triệt để, tận gốc tham nhũng, tiêu cực, việc giáo dục đạo đức cách mạng chính là giải pháp căn cơ, lâu dài.
Giải pháp góp phần nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ Thủ đô
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cách mạng, nhất là trong bối cảnh Đảng ta đặt vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt hiện nay, trong những năm qua, Hà Nội luôn xác định việc giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Vì vậy, nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo để xây dựng đội ngũ quản lý các cấp có năng lực, trình độ cao, chuyên nghiệp, có bản lĩnh, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có ý chí vươn lên, khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển của Thủ đô, trong giai đoạn tới cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục xây dựng, bổ sung các nội dung về giáo dục cán bộ, đảng viên. Cần tiếp tục nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cần chú trọng việc đổi mới toàn diện, thực chất nội dung và phương thức giáo dục; xây dựng và thực hành văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực; kiến tạo môi trường sống, làm việc lành mạnh với những giá trị đạo đức, nhân văn cao đẹp, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những người làm công tác lãnh đạo, quản lý có năng lực, phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, gương mẫu, tiên phong, tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của dân tộc.
Các cấp ủy, tổ chức đảng cần chủ động xây dựng và ban hành quy định, hướng dẫn về tiêu chí chuẩn mực đạo đức cách mạng; xây dựng bổ sung các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9-5-2024, của Bộ Chính trị, về “Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, qua đó mang lại kết quả tích cực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Hai là, tăng cường đổi mới, đa dạng hóa các hình thức giáo dục. Các cấp ủy trực thuộc tăng cường đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo dục thông qua các cuộc họp, hội nghị của cơ quan, đơn vị, sinh hoạt chuyên đề, chi bộ...; lồng ghép nội dung sinh hoạt giáo dục, trách nhiệm với các tấm gương chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ; quy tắc ứng xử của cơ quan, đơn vị để tổ chức triển khai đến cán bộ, đảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các bộ, ngành; đồng thời, xây dựng nội dung chuyên đề riêng về giáo dục liêm chính phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Ba là, tiếp tục đổi mới nội dung, cách thức tuyên truyền. Tiếp tục đổi mới nội dung, cách thức tuyên truyền thông qua các trang thông tin điện tử, báo, tạp chí của ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nhằm cung cấp kịp thời thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng những vấn đề có tính thời sự và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua nhằm khẳng định và lan tỏa quyết tâm của Đảng, Nhà nước; tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ cao nhất của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân và bạn bè quốc tế trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kịp thời đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.
Bốn là, giáo dục gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, giáo dục liêm chính nhằm nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo; gương mẫu thực hiện tốt quy tắc ứng xử, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, tận tâm, tận lực với công việc, nhất là trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, bên cạnh việc giáo dục tinh thần liêm chính, cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai, phòng, chống tham nhũng; phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ các đơn vị nhằm kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý đối với những tập thể, cá nhân sai phạm.
Năm là, chia sẻ, nhân rộng những cách làm hay, kinh nghiệm ứng xử . Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tăng cường phối hợp với ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm trong cán bộ, đảng viên. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cùng với đó, cần xây dựng và ban hành các quy chế, đề án; tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở, văn hóa công vụ; văn hóa giao tiếp, ứng xử của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Qua đó, thực hành và lan tỏa những nét đẹp văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, toàn diện.
Có thể khẳng định, việc đổi mới nội dung và cách thức giáo dục cho cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt nhằm tăng cường bản lĩnh chính trị, trau dồi lý tưởng, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, giáo dục đạo đức cách mạng không chỉ là một giải pháp “chìa khóa” nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, mà còn là cơ sở, là nền tảng để lan tỏa tinh thần liêm chính, văn hóa liêm chính, từ đó đóng góp hiệu quả vào công tác phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, qua đó góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng bộ, chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội./.
----------------------
[1] Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. II, tr. 251
Thành phố Hà Nội đẩy mạnh truyền thông y tế trong tình hình mới  (01/11/2024)
Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với kiểm tra, giám sát  (20/10/2024)
Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội và những giải pháp cần thực hiện trong bối cảnh thực thi Luật Thủ đô năm 2024  (16/10/2024)
Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đạo đức của đội ngũ cán bộ Thủ đô  (15/10/2024)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển