Chung quy cũng chỉ vì... lợi ích
Vài năm trước, sau khi nhận học vị tiến sĩ, anh rể tôi quyết định về làm chuyên viên ở văn phòng tỉnh A, với nhiều ưu đãi theo chủ trương “trải thảm đỏ cầu hiền tài”.
Hôm rồi, vợ anh ấy “nấu cháo điện thoại” với bà xã nhà tôi và than rằng, chồng mình vừa thất nghiệp. Nhân chuyến công tác ở tỉnh A, khi gặp, anh rể tôi trút tâm sự. Số là, ngay từ khi tiếp nhận công việc, anh đã phản đối việc chia dự án lớn thành nhiều hạng mục nhỏ của tỉnh, nhưng không được chấp nhận. Đến nay, sau gần 3 năm triển khai, khi nghiệm thu nhận thấy một số thiết bị quan trọng không đạt yêu cầu kỹ thuật nên anh tiếp tục phản đối, không ký nghiệm thu. Lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, động viên anh cũng không thay đổi lập trường. Quá lắm, lãnh đạo tỉnh A mới tiết lộ là để có được dự án cho địa phương thì phải “lụy” chỗ này chỗ kia nếu không thì khó trôi. Đơn vị thi công, vật tư và máy móc... cũng đều có địa chỉ theo chỉ đạo, tỉnh không được chọn. Thấy vậy, anh quyết định viết đơn xin nghỉ việc.
Không lâu sau đó, tôi gặp M, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã K. Sau khi xuất ngũ về địa phương, M tham gia hoạt động công tác Đoàn và là xã đội phó rồi được cử đi học sau đó lên xã đội trưởng và có chức như hiện nay. M bật mí với tôi rằng, biện pháp để tiến nhanh, tiến chắc trên đường quan lộ là phải có mẹo. Để đạt được danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở nhiều năm liền, ngoài việc triệt để thực hiện phương châm “im lặng là vàng”, “nói có sách, mách có chứng” thì M còn là bậc thầy trong công tác tổ chức tuyển quân. Nhiều năm liên tục xã K có 100% thanh niên tình nguyện viết đơn nhập ngũ. Phải gặng hỏi mãi M mới kể, sau khi khám tuyển, cậu ta động viên các thanh niên viết đơn tình nguyện để được năm trăm nghìn. Nếu không viết đơn tình nguyện thì chẳng được tiền mà vẫn phải đi. Trước lợi ích ấy, chẳng thanh niên nào từ bỏ. Bị tôi vặn, chỉ ra cái sai, cậu ta cười lấp liếm: “Kết quả kêu như chuông, thời nay ai còn thời gian chất vấn việc đó”.
Hai câu chuyện ở trên, một ở tầm vĩ mô hoạch định chính sách và một ở tầm vi mô tuy khác nhau nhưng lại có điểm chung tương đồng ấy là cách thức, phương pháp làm việc. Một người không chấp nhận phương pháp áp đặt nên chọn ra đi còn người kia biết là phương pháp sai nhưng vì được tiếng, được uy tín nên cứ làm.
Phương pháp làm việc của tập thể hay cá nhân theo kiểu như trên vốn là chuyện bí mật, ít được tiết lộ. Trong các cơ quan, đơn vị, địa phương, để có lợi ích cá nhân hoặc tập thể hẹp, nhiều người sẵn sàng chấp nhận phương pháp “linh hoạt”, cho dù nó mâu thuẫn với nguyên tắc, quy định, thậm chí trái với quy định pháp luật.
Trong câu chuyện của anh rể tôi, suy cho cùng anh là nạn nhân của tệ “xin cho”, một phương pháp làm ăn vốn ăn vào máu của cơ chế, là nguyên nhân dẫn đến “ung thư tâm hồn” ở nhiều quan chức. Nó là tảng băng chìm vận hành theo luật ngầm, khiến cho những quy định Nhà nước ban hành trở thành lạc lõng, là lực cản vô hình kéo lùi sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ở bất kỳ xã hội nào, con người cũng có xu thế tìm ra biện pháp làm việc nhằm mang lại hiệu quả cao nhất và tốn ít công sức, trí tuệ, thời gian và vốn đầu tư nhất bất chấp các thủ đoạn tinh vi. Thế nên, không lạ khi vì lợi ích mà người ta bất chấp tất cả. Rõ ràng là nếu không có lợi ích vô hình hoặc hữu hình thì chẳng quan chức nào dại đến nỗi mang cả thanh danh, sự nghiệp để “bao bọc” cho những việc làm dối trá. Khi phân tích một số vụ việc quan chức “ngã ngựa” và phải hầu tòa vì tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhiều chuyên gia cho rằng, cách chọn cán bộ ở ta chứa đựng đầy mâu thuẫn. Khi đề bạt, bổ nhiệm thì ngợi ca họ hết lời về uy tín, phẩm chất, năng lực, trình độ... nhưng khi họ “ngã ngựa” thì lại là “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Vậy, cái gì làm cho họ thay đổi nhanh đến vậy nếu không phải là lợi ích cá nhân.
Có hàng vạn lý do để bao biện cho phương pháp làm việc không minh bạch. Trong đó nguyên nhân nổi cộm nhất là cán bộ của ta sai phạm vì thiếu trung thành, trung thực và đặt chủ nghĩa cá nhân trước lợi ích quốc gia, dân tộc. Thiết nghĩ cần có biện pháp mạnh để minh bạch về cách thức, phương pháp làm việc của các cán bộ mới mong tiêu cực thuyên giảm./.
“Dính vết” mà không “trượt dốc”  (18/03/2021)
Mất danh hiệu thi đua  (02/03/2021)
Tiếp tục đổi mới công tác luân chuyển cán bộ cấp chiến lược  (28/02/2021)
Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ  (19/02/2021)
“Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay”!  (13/02/2021)
- Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm