“Dính vết” mà không “trượt dốc”
Về cơ sở, mấy anh em trong đoàn báo chí muốn được đi thăm một doanh nghiệp tiêu biểu của địa phương. Chủ tịch xã giới thiệu đến cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của ông X. Trên đường, anh cán bộ xã dẫn đoàn công tác kể, ông X từng là cán bộ xã, từng mấy nhiệm kỳ ngồi “ghế thường vụ”, sau “dính vết”, xin nghỉ về làm kinh doanh. Đến nay, cơ sở của ông X không những tạo việc làm cho người dân trong xã, mà còn rất hăng hái ủng hộ các hoạt động xã hội của địa phương, phong trào của đoàn thể.
Tham quan cơ sở nhà ông X mới thấy lời giới thiệu của chủ tịch xã quả không xa thực tế. Hoạt động sản xuất, kinh doanh rất mạnh và hiệu quả, bạn hàng khắp nơi trên thế giới. Điều khiến nhiều người quan tâm, ấy là cách tổ chức của cơ sở nhà ông X rất giống một xí nghiệp sản xuất nhà nước thời trước. Ngoài ra, cơ sở này còn có chi bộ đảng, tổ chức đoàn thanh niên và công đoàn.
Trò chuyện với ông X, nhiều nhà báo gợi chuyện xưa. Ông X cũng không ngần ngại mà kể lại câu chuyện thế này:
Tôi là một thanh niên có lý tưởng, hoài bão, được gia đình và Nhà nước tạo điều kiện cho đi học hành bài bản. Tôi cũng được đánh giá là năng nổ, nhiệt tình trong công tác, hoạt động đoàn thể. Vì những lẽ ấy, tôi trở thành lãnh đạo từ khi còn khá trẻ. Vị trí đầu tiên cũng nhỏ thôi, nhưng sau này xét lại, tôi thấy mình đã “dính vết” từ lúc đấy. Số là, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp của chúng tôi là một bác thương binh, sức khỏe không tốt nên đã tin tưởng giao tôi toàn quyền phụ trách. Anh phó chủ nhiệm như tôi phải chăm lo, quán xuyến giao việc cho các tổ, đội; phân phối từ cân giống đến bao phân. Nói chung, tôi cũng là người nhanh nhạy với thị trường nên sản xuất, kinh doanh khá tốt. Có tiền, chúng tôi lại tập trung vào xây dựng cơ bản, lúc đó mới bắt đầu sinh chuyện. Mặc dù mọi hoạt động của ban chủ nhiệm hợp tác xã đều có sự giám sát của tổ chức nhưng mọi người lại tin tưởng mình quá đâm sinh ra “chuyên quyền”, anh nào có quan hệ tốt thì mình tạo điều kiện nhiều hơn. Dù dư luận có xì xào nhưng hoạt động của hợp tác xã vẫn phát triển. Tôi cũng được cất nhắc lên vị trí cao hơn, phụ trách lĩnh vực rộng hơn. Rất nhiều lần tôi phát hiện hiện tượng thất thoát, nhắc nhở thì anh em đổ lỗi do trình độ quản lý yếu kém và mong được thông cảm. Từ “thông cảm” đến “thông đồng” có ranh giới mong manh lắm các đồng chí ạ! Tôi trở thành loại cán bộ mà chính tôi lúc trẻ đã hết sức phê phán. Sau này, nhiều việc bị vỡ lở, tôi nhận kỷ luật của Đảng, nhưng không bị cắt chức vụ chính quyền. Song, tôi lại thấy thất vọng ở chính mình nên tự động xin rút khỏi vị trí quản lý. Tôi nghĩ rằng, trở về làm một đảng viên tốt còn hơn một cán bộ “dính vết”. Từ đó, tôi xây dựng một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tư nhân như các đồng chí đang thấy hôm nay.
Rõ ràng, cách hành xử của của ông X cũng đáng khâm phục, bởi không phải ai cũng dám rời bỏ những thành quả mình khó khăn mới đạt được. Đặc biệt, đó lại là vị trí cán bộ quản lý trong hệ thống công chức của nhà nước, “giấc mơ” của nhiều người. Có ý kiến cho rằng, giá như khi nhận ra những sai lầm của mình, ông X nên kiên trì sửa chữa để trở thành một cán bộ tốt. Song, ai cũng có ước mơ, hy vọng, có hướng đi của riêng mình, điều chúng ta có thể làm chính là ủng hộ quyết định của họ. Và dù sao, quyết định của ông X vẫn cho thấy đó là một quyết định đúng đắn. Khi cầu thị, biết sửa đổi, người cán bộ đó dù ở bất kỳ cương vị, làm công việc gì, trong hoàn cảnh nào, nếu làm tốt công việc của mình, vẫn có thể vươn lên, đóng góp cho xã hội.
Thời gian qua, toàn Đảng thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực, không chỉ trong đội ngũ cán bộ mà toàn dân. Ban Tuyên giáo Trung ương có Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW đã phát hiện nhiều tấm gương tốt. Những tấm gương này không chỉ đến từ khối công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang mà còn cả những người dân rất bình dị. Mỗi nỗ lực đóng góp cho xã hội của họ đều được ghi nhận, mỗi thành quả của họ đều được công bằng đánh giá. Thành quả đó có thể là những đề tài nghiên cứu về vũ trụ, hay chỉ là công việc chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ rất thầm lặng và khiêm nhường.
Học Bác Hồ, chúng ta đã học cả một nền văn hóa, một lối sống đẹp vì mọi người, trên hết, đó là đạo đức, lý tưởng, cách nghĩ, cách làm. Ví như cái cách ông X quyết định “buông bỏ” để tìm hướng đi khác cho riêng mình vẫn bám sát lý tưởng của thời thanh niên sôi nổi. “Dính vết” mà không “trượt dốc”, ngẫm ra cũng rất đáng khen!./.
VietinBank miễn 20 loại phí cho doanh nghiệp  (09/03/2021)
Mất danh hiệu thi đua  (02/03/2021)
“Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay”!  (13/02/2021)
Bài học khó quên  (02/01/2021)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên