“Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay”!
Ngày Tết cũng như vào các dịp lễ hội, đồng bào người Kinh hay đồng bào các dân tộc thiểu số trên dải đất Việt Nam vẫn còn giữ phong tục dựng cây nêu trước sân nhà. Trên thân cây nêu treo nhiều vật dụng, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma tà còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng.
Thân cây nêu thường được dựng bằng thân cây tre (trúc, hồ lô,...) cao, từ xa mọi người ai cũng nhìn thấy. Dân gian Việt Nam quan sát cây nêu, mới đưa ra nhận định rằng: “Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay”, ý muốn chê những người ở vị trí “bề trên”, luôn “nêu cao” làm gương cho người khác, nhưng bản thân mình lại chẳng ra gì!
Trong đội ngũ cán bộ của Đảng hiện nay, có không ít những cán bộ “nêu cao” như thế! Có cán bộ đã từng giữ những trọng trách lớn trong Đảng, miệng lúc nào cũng ra rả rao giảng đạo đức, “nêu cao” phẩm giá làm gương cho người khác, nào là “làm lãnh đạo phải chấp nhận hy sinh…”, nào là “kể từ giờ phút này, toàn bộ tâm trí của tôi sẽ dành cho một việc duy nhất, đó là cùng đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố A. kế tục một cách xứng đáng sự nghiệp vẻ vang được gây dựng bởi các bậc tiền bối đáng kính…”, nhưng đến khi vị cán bộ đó “ngã ngựa”, bị kỷ luật, vướng vào vòng lao lý vì đã làm thất thoát của Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng thì người ta mới vỡ lẽ ra, bấy lâu nay, vị cán bộ đó “hy sinh” vì cái gì, dành “tâm trí” ở đâu!?
Có vị lãnh đạo nọ, lúc mới được bổ nhiệm thì cố gắng tỏ vẻ thanh liêm, chính trực, quản lý tài chính chặt chẽ, cặn kẽ, chi li đến từng lít xăng đi công tác, ra vẻ không tham lam, tơ hào một đồng, một xu công quỹ, nhưng đến khi vị đó thuyên chuyển công tác, để lại… một đống nợ cho đơn vị, lúc ấy người ta mới vỡ lẽ ra mọi chuyện.
Ấy là những “cây nêu”, cao thì rõ là cao, nhưng “bóng” lại chẳng thẳng ngay trong đội ngũ cán bộ của Đảng. Họ từng là những người đứng đầu, giữ trọng trách lớn trong Đảng, nhưng lời nói và việc làm lại “bất nhất”, chẳng đi đôi với nhau!
“Nêu cao” - nêu gương là trách nhiệm, là nhiệm vụ không thể thiếu của mỗi cán bộ, đảng viên; là một trong những biện pháp quan trọng trong phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Nêu gương là thực hành đạo đức, “nói đi đôi với làm”, “nói ít, làm nhiều”, tránh “nói một đằng, làm một nẻo”. Để “nêu cao”, “bóng thẳng”, thiết nghĩ, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu hiện nay, cần thực hiện tốt Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 7-6-2012, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp” với 7 nội dung nêu gương (về tư tưởng chính trị; về đạo đức, lối sống, tác phong; về tự phê bình, phê bình; về quan hệ với nhân dân; về trách nhiệm trong công tác; về ý thức tổ chức kỷ luật; về đoàn kết nội bộ); Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19-12-2016, của Bộ Chính trị, “Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên” với những việc cần kíp cần làm ngay (nghiêm cấm lợi dụng tổ chức giao lưu, liên hoan; thực hiện tiết kiệm, chấm dứt ăn uống, “chè chén” xa hoa, lãng phí; tiết kiệm trong việc đón tiếp các đoàn công tác,…); và gần đây nhất là Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25-10-2018, của Ban Chấp hành Trung ương, về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương” với 8 nội dung phải gương mẫu đi đầu thực hiện (lập trường tư tưởng vững vàng; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, nhân dân; thực hành phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ; sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ; giữ vững nguyên tắc tập trung, dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch; không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện; nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê bình). Điều này cũng có nghĩa là, “cây nêu” càng cao thì nghĩa vụ, trách nhiệm nêu gương lại càng phải lớn.
Có thực hiện “nêu cao” - nêu gương về đạo đức như vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu, mới thực sự là “gương sáng” cho nhân dân noi theo, mới xứng đáng viết lên trán hai chữ “cộng sản”, mới thực sự trở thành những “cây nêu”, góp phần làm cho quốc thái, dân an, đất nước thịnh vượng như mong muốn của đồng bào trên khắp dải đất hình chữ S khi dựng cây nêu trước sân nhà mỗi dịp Tết đến xuân về, hay khi vào mùa lễ hội của địa phương./.
Ngày làm việc thứ năm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII  (30/01/2021)
Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng mang tên "Búa liềm vàng" lần thứ V - năm 2020  (14/01/2021)
Bài học khó quên  (02/01/2021)
“Đúng vai, nhưng… không thuộc bài”  (15/12/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay