Nghiên cứu tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về hiểu địch để đánh thắng địch
TCCSĐT - Nghiên cứu tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói chung, nghiên cứu nội dung về hiểu địch để đánh thắng địch trong tư tưởng ấy nói riêng nhằm học tập, vận dụng một cách sáng tạo trong bối cảnh hiện nay để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Trong tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn chú ý đến việc tìm hiểu địch, phân tích, đánh giá, thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu của chúng, từ đó nghiên cứu, tổ chức, xây dựng lực lượng và cách đánh của ta cho phù hợp để đánh thắng chúng. Chính vì biết đánh giá đúng kẻ thù, quyết đánh và quyết thắng, đồng thời biết đánh và biết thắng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng ta giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề có tầm quan trọng quyết định đối với thắng lợi của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Những vấn đề đó bao gồm từ việc định ra đường lối chính trị, đường lối quân sự đến việc chỉ đạo chiến lược, điều khiển đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao… Đặc biệt, trong đấu tranh vũ trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng có những quyết định kịp thời, sáng suốt, phù hợp với tình hình, kể cả về nghệ thuật quân sự (chiến lược và chiến dịch), về bố trí và sử dụng lực lượng, về tạo và nắm thời cơ trong những thời điểm quyết định… Nhờ đó, luôn tạo nên cục diện có lợi cho cách mạng, có cách đánh thông minh - thắng địch từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Đứng vững trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nắm vững khoa học đấu tranh cách mạng, khoa học chiến thắng kẻ thù trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc hiểu địch, hiểu ta, hiểu thời, hiểu thế, biết lợi dụng mâu thuẫn và phân hóa, cô lập kẻ thù là nhân tố không thể thiếu để chiến thắng. Kế thừa tư tưởng, quan điểm giữ nước của dân tộc, Người khái quát: Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng. Hiểu địch là phải hiểu cả điểm mạnh để hạn chế và điểm yếu của chúng để khoét sâu, tạo nên so sánh lực lượng có lợi cho ta… Đó là một nội dung xuyên suốt tư tưởng quân sự của Người.
Thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng đã chứng minh điều đó. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng mới được thiết lập, quân đội mới được xây dựng với trang bị còn thô sơ, hạn chế về tài chính, nạn đói, nạn lụt xảy ra liên tiếp, nhân dân ta đứng trước những thử thách hiểm nghèo cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù xâm lược. Ở phía Bắc, gần 20 vạn quân Tưởng vin vào việc tước vũ khí quân Nhật, kéo vào nước ta, rải quân từ vĩ tuyến 16 trở ra, thực chất là có âm mưu xâm chiếm miền Bắc nước ta. Ở miền Nam, quân đội đế quốc Anh kéo đến. Chúng mượn tiếng tước vũ khí quân Nhật, kỳ thực là giúp quân Pháp chiếm lại nước ta. Trong khi đó, bè lũ phản cách mạng trong nước, bọn thân Mỹ, thân Tưởng, thân Pháp ra sức hoạt động chống phá cách mạng. Những khó khăn chồng chất cùng với nguy cơ xâm lược của kẻ thù đặt nước ta vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng ta và Chính phủ đã căn cứ vào âm mưu và hành động cụ thể của từng tên đế quốc để có đối sách thích hợp; đã chỉ rõ thực dân Pháp là kẻ thù chính của ta lúc này, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng và có sách lược mềm dẻo, hòa hoãn với các kẻ thù khác, nhằm tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
Do xác định đúng kẻ thù chính ngay từ đầu, nên khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn (ngày 23-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng ta đã thống nhất với quyết tâm kháng chiến của Xứ ủy Nam Bộ và kêu gọi nhân dân, huy động sức mạnh cả nước cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. Đối với quân Tưởng, chủ trương của ta là hòa hoãn, làm cho chúng rút quân càng nhanh càng tốt ra khỏi miền Bắc nước ta. Cái khó là ta vừa phải tranh thủ chúng, vừa phải chống lại âm mưu của chúng tiếp sức cho bọn tay sai hòng lập một chính quyền nếu không chống cộng thì ít nhất cũng không cộng sản. Trong tình huống gay go, cấp bách ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, chúng ta phải kiên quyết giữ vững chính quyền, nhưng phải mềm dẻo trong việc đối phó với quân Tưởng (1). Trong những lần tiếp xúc với các tướng lĩnh của Tưởng Giới Thạch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nêu chủ trương, “Hoa - Việt thân thiện” và sẵn sàng hợp tác với quân Tưởng trong thời gian họ làm nhiệm vụ tiếp quản sự đầu hàng của quân Nhật. Bằng sự hiểu biết sâu sắc đối tượng và sức thuyết phục của một nhân cách lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảm hóa được chúng. Để tránh sự hiểu nhầm ở ngoài nước và trong nước có thể ảnh hưởng đến tiền đồ giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta cố gắng kiềm chế trước những hành vi cướp bóc, ức hiếp của quân Tưởng đối với dân ta; nhân nhượng mở rộng cho Việt quốc, Việt cách 70 ghế trong Quốc hội… Với sách lược đó, ta đã nhanh chóng đẩy được 20 vạn quân Tưởng ra khỏi đất nước, nhằm tập trung lực lượng đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đứng trước những khó khăn, thách thức lớn trong giai đoạn Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ, đem quân đội Mỹ trực tiếp xâm lược nước ta, với tầm nhìn chiến lược, sự phân tích khách quan, khoa học cục diện, xu thế phát triển của tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi nhân dân cả nước đoàn kết chiến đấu và khẳng định rõ ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc: “Chúng có thể đưa 50 vạn quân, một triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng ngàn máy bay tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng không thể lay chuyển được ý chí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng… Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do” (2). Dám đánh và quyết đánh, biết đánh và biết thắng… là biểu hiện thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đánh giá kẻ thù và niềm tin vào sức mạnh vô bờ của quần chúng cách mạng, vào truyền thống chống ngoại xâm bất khuất của cả dân tộc.
Quyết tâm hy sinh chiến đấu của quân và dân ta mang tính lâu dài vì kẻ thù xâm lược là những tên đế quốc to. Đánh lâu dài trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một quá trình tiến công địch liên tục, “kiên quyết không ngừng thế tiến công”, chỉ có tiến công chứ không lùi. Đánh lâu dài, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng… đồng nghĩa với đánh lui địch từng bước, đánh đổ địch từng bộ phận, đi đến đánh bại hoàn toàn quân địch. Đây chính là quá trình lợi dụng mâu thuẫn nội bộ kẻ thù, phân hóa, cô lập chúng, đồng thời tăng cường và phát triển sức mạnh của cách mạng, của toàn dân, của các lực lượng vũ trang nhân dân để đánh thắng địch. Với thiên tài quân sự đó, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài 30 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đánh giá đúng kẻ địch, dự đoán đúng tương lai, tạo ra những thời cơ lớn, đưa cách mạng tiến lên bằng những nhảy vọt về chiến lược, giành thắng lợi lớn trong những chiến dịch. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954). Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.
Ngày nay, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới, chúng ta cần ra sức học tập, nghiên cứu, vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, trong đó có rất nhiều vấn đề mới đặt ra về hiểu địch để đánh thắng chúng trong mọi tình huống. Trước mắt, cần tăng cường công tác nắm vững, nghiên cứu và dự báo tình hình, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, tập trung đi sâu vào nghiên cứu chiến lược. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, không để bị bất ngờ. Chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn các hoạt động xâm nhập, phá hoại của các thế lực phản động ngoài nước, không để chúng móc nối, cấu kết với lực lượng phản động trong nước tổ chức lực lượng chống đối. Đồng thời, chúng ta tiếp tục xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh vững chắc, nâng cao tiềm lực quốc phòng. Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng. Tổ chức rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng - an ninh - kinh tế - đối ngoại. Chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên tuyến biên giới, vùng sâu, vùng xa… tạo thế trận quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc ở các địa bàn chiến lược./.
----------------
(1) Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Nxb. Sự thật, H. 1960, tr. 358
(2) Hồ Chí Minh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, H.1970, tr. 282
Đồng Tháp: Hợp tác xã kiểu mới hướng đi đúng và hiệu quả  (28/09/2016)
Đồng Tháp: Hợp tác xã kiểu mới hướng đi đúng và hiệu quả  (28/09/2016)
Phó Thủ tướng Thường trực dự khai giảng tại Học viện Hành chính quốc gia  (28/09/2016)
Đại sứ Ted Osius: “Hãy cho thế giới thấy, không gì là không thể”  (28/09/2016)
Bổ sung chất ma túy, cây chứa ma túy mới vào Bộ luật Hình sự  (28/09/2016)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên