Kinh tế Hoa Kỳ chính thức suy thoái
Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) Hoa Kỳ công bố hôm thứ hai, 1-12, rằng nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái từ tháng 12-2007 và đây có thể là đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.
Theo số liệu do Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra, nền kinh tế nước này đã sụt giảm ở mức 0,3% trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9.
Chi tiêu tiêu dùng vốn chiếm 2/3 hoạt động kinh tế Hoa Kỳ giảm 3,1%, mức sụt giảm đầu tiên kể từ năm 1991.
Số liệu về GDP cho thấy rằng chi tiêu dành cho các mặt hàng không sử dụng lâu bền như thực phẩm và giấy giảm mạnh nhất kể từ năm 1950.
Đi kèm với đó là con số người nhận trợ cấp thất nhiệp tăng mạnh. Tuần trước, Bộ Lao động cho biết, trong tuần tính đến hết ngày 25-10, danh sách những người nhận trợ cấp thất nghiệp đón nhận thêm 479.000 thành viên.
Tình trạng sụt giảm kinh tế này đồng nghĩa với việc nền kinh tế Hoa Kỳ đã qua nửa chặng đường rơi vào suy thoái.
Nhưng ở Hoa Kỳ, suy thoái kinh tế chỉ chính thức được thừa nhận khi NBER công bố như vậy.
NBER không định nghĩa suy thoái kinh tế như ở các nước khác, tức là nền kinh tế chịu mức sụt giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế hai quý liên tiếp. Thay vào đó, suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ được hiểu là suy giảm hoạt động kinh tế trên quy mô toàn bộ nền kinh tế và kéo dài trong vài tháng liền.
Trên thực tế, GDP vẫn giữ chỉ số dương trong nửa đầu năm 2008. Nhưng NBER căn cứ theo mức lương của người lao động, vốn đạt đỉnh vào tháng 12 năm 2007 và liên tục giảm các tháng sau đó, cùng với GDP thực tế và các dữ liệu khác để quyết định thời điểm bắt đầu suy thoái.
"Chúng tôi quyết định rằng sụt giảm các hoạt động kinh tế trong năm 2008 đủ điều kiện để tuyên bố suy thoái," NBER tuyên bố.
Chính phủ Mỹ đã công nhận tuyên bố của NBER nhưng nói rằng điều đó không làm thay đổi lộ trình khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.
"Điều quan trọng nhất cần làm cho nền kinh tế lúc này là làm cho thị trường tài chính và tín dụng trở lại bình thường," người phát ngôn của Nhà Trắng Tô-ni Phrat-tô (Tony Fratto) nói.
Các nhà làm luật thuộc Đảng Dân chủ nói rằng, tuyên bố của NBER nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết phải có thêm một gói chi tiêu của Chính phủ để kích cầu nền kinh tế.
"Chúng tôi dự định sớm gửi một kế hoạch kích cầu tài khóa tới Nhà Trắng sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử B.Ô-ba-ma vào tháng tới," Thủ lĩnh phe đa số trong Thượng viện Ha-ri Rây (Harry Reid) cho biết.
Lo-ren-xơ Sam-mơ (Lawrence Summers), một trong những cố vấn kinh tế hàng đầu của ông B.Ô-ba-ma, thì khẳng định rằng, tốc độ suy thoái đang "tăng mạnh" và "đó là lý do tại sao Tổng thống đắc cử B.Ô-ba-ma đặt ưu tiên hàng đầu là thông qua một kế hoạch phục hồi kinh tế."
Được biết, các nghị sĩ Đảng Dân chủ trong Hạ viện sẽ tìm kiếm một gói kích cầu trị giá khoảng 500 tỉ USD./.
Phát huy lợi thế hợp tác xã trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu  (04/12/2008)
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh các mức lãi suất  (03/12/2008)
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Ngô Gia Tự  (03/12/2008)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên