Điều hãi hùng nhất của chiến tranh là những gì để lại sau cuộc chiến!
TCCS ĐT - Ngay sau khi Toà án Tối cao Mỹ bác đơn thỉnh cầu của các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam kiện 37 công ty hoá chất Hoa Kỳ về việc đã cung cấp chất độc da cam/đi-ô-xin cho quân đội Hoa Kỳ hủy diệt môi trường và sự sống của đất nước Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, dư luận Mỹ, Việt Nam và quốc tế đã kịch liệt lên án hành động trên của Tòa án Mỹ, coi đó một quyết định sai lầm, phi đạo lý, đi ngược lại xu thế hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ.
Chiến dịch Ranch Hand (Bàn tay nông dân) ở Việt Nam được coi là một sự phá hoại môi trường lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Trong chiến dịch này, tổng lượng đi-ô-xin được dùng ít nhất vào khoảng 366kg, phá hủy khoảng 14% diện tích rừng ở miền Nam Việt Nam, kể cả 50% rừng đước, để lại nhiều hậu quả nặng nề về môi trường, nhiều di chứng thương tâm cho con người, mà đến nay vẫn chưa hoàn toàn khắc phục được. |
Nếu thực tế không phũ phàng, hiển nhiên như vậy, chắc chắn, vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam không nhận được sự ủng hộ bền bỉ và rộng rãi không chỉ tại Việt Nam mà ngay cả trong xã hội Mỹ và dư luận quốc tế. Nhiều người dân Mỹ và thế giới đều đang đau với nỗi đau của các nạn nhân, thông cảm và sẻ chia những mất mát không gì bù đắp được của họ.
Bà M.Rat-nơ, đồng Điều phối viên Chiến dịch giảm nhẹ và kêu gọi trách nhiệm đối với các nạn nhân chất da cam Việt Nam nhận định: vụ kiện do các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam tiến hành đã được sự ủng hộ chưa từng thấy của công chúng cả ở Mỹ và trên quốc tế.
Chiều 13-9-2008, một cuộc gặp gỡ giữa hơn 100 Hi-ba-ku-sa (tên gọi của người Nhật dành cho các nạn nhân còn sống sót sau thảm hoạ bom nguyên tử tại Hi-rô-xi-ma và Na-ga-xa-ki) với các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam đã diễn ra tại Đà Nẵng. Những Hi-ba-ku-sa này không chỉ đến từ Nhật Bản mà còn từ Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin và Ca-na-đa. Họ đến để chia sẻ nỗi mất mát của những người cùng cảnh ngộ, cùng là nạn nhân của những vũ khí giết người hàng loạt và bày tỏ tình đoàn kết với các nạn nhân đi-ô-xin Việt Nam.
Hạ nghị sĩ Mỹ Giôn Cô-ni-ơ, người từng có nhiều năm hoạt động chống chiến tranh ở Việt Nam bày tỏ: “Tôi biết điều hãi hùng nhất của chiến tranh là những gì để lại sau cuộc chiến. Đó là những gì chúng ta thấy ở các nạn nhân chất độc da cam và ở các nạn nhân của u-ra-ni-um nghèo đang phải chịu hiện nay. Hậu quả của chiến tranh sẽ không bao giờ có thể khắc phục được hết”. Ông Giôn Cô-ni-ơ đã xin lỗi về tất cả những gì mà các nạn nhân chiến tranh Việt Nam đang phải chịu đựng.
Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng ngày 28-5-1996, khi còn giữ cương vị Tổng thống Mỹ, ông Bin Clin-ton đã thừa nhận và còn khẳng định "Đất nước chúng ta có thể chấp nhận và giải quyết những hậu quả của những hành động của chúng ta. Chúng ta sẽ gánh vác trách nhiệm về những tổn hại mà mình gây ra, ngay cả khi tổn hại đó là không có ý định. Chúng ta không thể làm gì để đền đáp các cựu chiến binh từ Việt Nam trở về một cách đầy đủ về tất cả những gì họ đã cống hiến và tất cả những gì họ đã mất mát, đặc biệt là đối với những người đã bị tổn thương do chất da cam".
Trên thực tế, ở Mỹ, những vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do chất độc màu da cam gây ra đã được Tòa án và chính phủ Mỹ chấp nhận. Ví dụ: Năm 1984, vụ kiện của một số nạn nhân/ cựu chiến binh Mỹ đã được Tòa án liên bang tại quận Bruc-lin buộc các Công ty hóa chất Mỹ bồi thường 180 triệu USD để lập quỹ trợ cấp các nạn nhân. Chính phủ Mỹ hằng năm vẫn phải chi một khoản tiền lớn để trợ cấp cho các cựu chiến binh Mỹ bị mắc các bệnh trong danh sách liên quan đến đi-ô-xin do Viện Y học Mỹ công bố (1.500USSD/tháng).
Trong khi đó, đối với các nạn nhân Việt Nam, sự trợ giúp của Mỹ mới chỉ dừng lại ở việc tài trợ cho các hội nghị khoa học và các cuộc nghiên cứu. Đại diện Quỹ Tưởng niệm Cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam có trụ sở ở Hà Nội bày tỏ thất vọng vì Mỹ đã không có một cử chỉ hợp tác và không giúp đỡ các nạn nhân Việt Nam ngoài việc nói về nghiên cứu khoa học.
Như vậy có thể thấy, phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ là sự thể hiện ý chí chính trị của nhà cầm quyền chứ không dựa trên các chứng cứ thực tế xác thực. Nó hoàn toàn trái với các nguyên tắc pháp lý quốc tế và luật pháp nước Mỹ.
Cuộc đấu tranh của các nạn nhân da cam /đi-ô-xin Việt Nam và vụ kiện của họ không chỉ vì mình mà còn vì quyền lợi chính đáng của mọi nạn nhân da cam ở Mỹ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Ca-na-đa... Vụ kiện này là tiếng nói của lương tri và quyền con người đòi đạo lý và công lý. Đó cũng còn là cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Quay lưng lại với nỗi đau mà con người phải chịu đựng, với cuộc sống, đúng hơn là sự tồn tại của những con người không có cơ hội được thực hiện quyền làm người, và đau khổ hơn nữa là không biết đến thế hệ nào được sinh ra từ những thế hệ bị nhiễm chất độc mới hết bị di chứng, mới thoát khỏi những căn bệnh hiểm nghèo mà y học hiện đang bó tay, là phi đạo lý! Và phi đạo lý hơn nữa là quay lưng lại với nỗi đau do chính mình gây ra.
Đó là chưa kể đến, trong cuộc sống, trước nỗi đau tột cùng của đồng loại, đạo lý đôi khi còn được đặt lên trên cả pháp lý, cứu người trước rồi mới nghiên cứu nguyên nhân gây ra bệnh, chữ “tình” đặt lên trên chữ “lý”. Đó cũng còn chưa kể đến, nước Mỹ vẫn tự hào là mẫu mực của “thế giới tự do”, là nước phán xét thực hiện quyền con người ở các nước khác, để từ kết luận đó có những biện pháp can thiệp, tác động, ảnh hưởng...
Trước quyết định bác bỏ của Tòa án tối cao Mỹ, Tổng thư ký các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam, ông Trần Xuân Thu cho biết, quyết định này không làm chấm dứt con đường đấu tranh đòi công lý của các nạn nhân da cam/đi-ô-xin Việt Nam, nó không thể kết thúc toàn bộ vấn đề và các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam tiếp tục cuộc đấu tranh.
Luật sư Giô-na-than Mo-rơ, cố vấn Hội nạn nhân chất da cam/đi-ô-xin Việt Nam cho biết, cuộc đấu tranh sẽ tiếp tục cho đến khi giành được công lý cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và những ai là nạn nhân của chiến dịch “chiến tranh hóa học” do Chính phủ Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam khẳng định, các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam quyết tâm kiên trì và đẩy mạnh cuộc đấu tranh này bằng nhiều hình thức cho đến khi công lý thắng lợi.
Hãy lên tiếng! Đó là lời kêu gọi của những người đang sát cánh cùng các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam trong cuộc đấu tranh đòi công lý./.
Sự trở lại của nước Pháp: NATO thêm luồng sinh khí  (23/03/2009)
Hội thảo quốc tế lần thứ 13 "Các đảng và một xã hội mới"  (23/03/2009)
Hội thảo quốc tế lần thứ 13 "Các đảng và một xã hội mới"  (23/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên