Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
TCCSĐT - Nhằm góp phần cho việc chuẩn bị các nội dung văn kiện Đại hội XIII của Đảng, nhất là nội dung về công tác xây dựng Đảng, ngày 25-9-2019, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Các đồng chí Phạm Chí Thành, Quyền Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và PGS,TS. Vũ Văn Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản chủ trì Hội thảo.
Đến dự Hội thảo có đông đảo đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các nhà khoa học, quản lý.
Báo cáo đề dẫn Hội thảo, đồng chí Phạm Chí Thành nhấn mạnh, Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Để giữ vững và không ngừng nâng cao vai trò của người lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, khẳng định tích chính đáng, chính danh cầm quyền, trong những năm qua, Đảng không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của mình, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử cho đất nước ta qua hơn 30 năm đổi mới. Nói cụ thể, đó chính là sự đổi mới hệ thống phương pháp, hình thức, biện pháp, cách thức mà Đảng sử dụng để lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhằm hiện thực hóa cương lĩnh chính trị, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng trong thực tiễn.
Hội thảo nhận được hơn 70 tham luận của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý… gửi tới Hội thảo; có 11 ý kiến phát biểu trực tiếp. Theo PGS, TS. Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cần đặc biệt quan tâm, chú trọng, chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bởi nhà nước pháp quyền càng hoàn thiện thì càng củng cố được vai trò lãnh đạo của Đảng; đồng thời, nhấn mạnh vấn đề cốt lõi trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là phải bảo đảm được quyền lực lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, bảo đảm việc sử dụng quyền lực của Đảng đúng mục đích và lãnh đạo đạt được hiệu quả cao. Muốn làm được điều này trong tình hình mới, trước hết Đảng phải không ngừng xây dựng và chỉnh đốn để ngày càng trong sạch, vững mạnh; giữ vững được bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng của một đảng cách mạng chân chính; đặc biệt phải xây dựng được một đội ngũ đảng viên đáp ứng tốt nhất các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Với tham luận: “Đôi điều nhận thức về đảng cầm quyền và thực tiễn cầm quyền của Đảng ta”, Nhà báo Hà Đăng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương nhấn mạnh, trong đổi mới phương thức lãnh đạo, phải phân định rõ chức năng của Đảng và của Nhà nước. Đảng lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, song không làm thay vai trò của Nhà nước; đồng thời, cần thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế một cách thiết thực và hiệu quả.
GS,TS. Nguyễn Văn Huyên cho rằng, với tính chính đáng cầm quyền đầy thuyết phục, vì mục tiêu và giá trị cao quý của chủ nghĩa xã hội, Đảng đã huy động được tối đa sức mạnh vật chất, tinh thần, trí tuệ, ý chí của toàn thể nhân dân, thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đảng đã cùng toàn dân xây dựng được cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, là một thành tựu to lớn, không phải đảng nào cũng làm được.
Theo PGS,TS. Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bầu cử trong Đảng là công tác vô cùng hệ trọng, bảo đảm cho mọi đảng viên thực hiện quyền bầu cử theo quy định của điều lệ Đảng để lựa chọn những người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín vào cấp ủy một cách dân chủ, nghiêm túc, đúng Điều lệ, làm cho Đảng ta thực sự là một tổ chức cách mạng chặt chẽ, đoàn kết, kỷ cương, thống nhất cao. Vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, Đảng ta luôn coi trọng công tác bầu cử, xem đây là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, có nhiều đổi mới công tác bầu cử trong Đảng, đáp ứng các yêu cầu của công tác xây dựng Đảng trong điều kiện phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Các tham luận cũng chỉ rõ, trước bối cảnh, nhân tố, điều kiện mới hiện nay và những năm tới, nhất là trong điều kiện mở rộng thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng tiếp tục được đẩy mạnh; cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; những biến động khó lường của đời sống chính trị thế giới... đã tác động và đặt ra nhiều yêu cầu mới, cấp thiết đòi hỏi phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên các bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại.Kết luận Hội thảo, PGS, TS. Vũ Văn Hà khẳng định, các tham luận gửi tới Hội thảo đã luận giải rõ hơn khái niệm về đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo; về phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện một đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội; phân tích những khác biệt, chồng lấn, cũng như chỉ rõ sự giao thoa, mối quan hệ chặt chẽ giữa phương thức lãnh đạo và phương thức cầm quyền. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng nhận diện, lý giải sâu hơn về những thành tựu, bất cập trong phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay, xét trên nhiều phương diện, như chế độ hoạch định và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng; thực hành dân chủ, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân; công tác tổ chức và cán bộ; chế độ kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; công tác phòng, chống tham nhũng… Các ý kiến phát biểu cũng đề xuất nhiều giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới với nhiều nội dung, chiều cạnh khác nhau, như vấn đề trách nhiệm của đại biểu, trách nhiệm của đảng viên là đại biểu cơ quan dân cử, mối quan hệ kép cần xử lý trong đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng; việc hoàn thiện chế độ bầu cử của cơ quan nhà nước trong tương quan với đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng; mối quan hệ giữa đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với đổi mới tư duy phát triển kinh tế; đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng với tinh gọn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị các cấp…
Những kết quả của Hội thảo sẽ được Ban Tổ chức tổng hợp, chắt lọc, xây dựng báo cáo kiến nghị gửi tới Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng./.
Chế độ kiểm tra, đánh giá chính quyền trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng - Bài học của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình  (18/09/2019)
Đại hội IX Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Một sinh hoạt chính trị trọng đại trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng  (06/09/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển