Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ
TCCS - Ngày 14-5-2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu; các tồn tại, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy phát triển trên địa bàn thành phố.
Buổi làm việc nằm trong chương trình lãnh đạo Chính phủ làm việc với 63 tỉnh, thành phố để rà soát tình hình triển khai Nghị quyết số 01-NQ/CP của Chính phủ; tình hình sản xuất, kinh doanh; việc triển khai đầu tư công; xử lý các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tập trung cho 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, xuất khẩu và đầu tư.
Dự buổi làm việc có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành.
Trong bối cảnh khó khăn chung, tình hình sản xuất - kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ quý I-2023 đạt được những kết quả tích cực. GRDP tăng 4,02% so cùng kỳ, cao hơn trung bình chung cả nước; chỉ số IIP tăng khoảng 4,81% so cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13,42%; kim ngạch xuất khẩu tăng 7,1% so cùng kỳ. Cần Thơ giải ngân đầu tư công ước đạt 23,6% kế hoạch, cao hơn trung bình chung cả nước; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 31,76% dự toán Trung ương giao.
Bên cạnh kết quả đạt được, hiện nay, tình hình phát triển kinh tế tại thành phố Cần Thơ xuất hiện một số khó khăn, hạn chế, như nhiều sản phẩm xuất khẩu giảm so với cùng kỳ; một số doanh nghiệp chưa ký kết được hợp đồng mới; nguồn nguyên liệu cho chế biến giảm, do người dân giảm hoặc chuyển đổi cây trồng do giá cả không ổn định.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành đã thảo luận, phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ thời gian qua; giải đáp các kiến nghị, đề xuất, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thành phố phát triển.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Cần Thơ, góp phần tích cực, hiệu quả cùng cả nước ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành phố Cần Thơ tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình; bình tĩnh, chắc chắn, chủ động, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả để xử lý các nhiệm vụ thường xuyên, những việc đột xuất, những vấn đề tồn đọng; triển khai quyết liệt, đồng bộ các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ thời gian gần đây.
Thành phố Cần Thơ phải chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và linh hoạt, đổi mới, sáng tạo, trên tinh thần “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân”; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp; tiếp tục tăng cường phân cấp, phân quyền; xử lý quyết liệt các vướng mắc về đất đai, nhà ở, môi trường, giải phóng mặt bằng… thuộc thầm quyền; khẩn trương hoàn thiện lập quy hoạch thành phố, trong đó cập nhật về xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào quy hoạch thành phố; sử dụng hiệu quả gói 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Thủ tướng lưu ý Cần Thơ phải đẩy mạnh hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; 3 chương trình mục tiêu quốc gia; kích cầu đầu tư, tiêu dùng, đẩy mạnh phong trào "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam"; tập trung hiệu quả cho 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư, trong đó tăng cường hợp tác công - tư trong thực hiện các dự án đầu tư.
Đối với các đề xuất, kiến nghị của thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ cho biết, hầu hết đã và đang được xử lý, giải quyết; những vấn đề chưa có phương án xử lý, Thủ tướng giao cụ thể các bộ, ngành và thành phố phối hợp, hướng dẫn thực hiện ngay, trên nguyên tắc vấn đề pháp luật không cấm thì cho phép vận dụng sáng tạo để thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ giao các Phó Thủ tướng chỉ đạo các lĩnh vực cụ thể; Văn phòng Chính phủ phải có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo lại Thủ tướng Chính phủ những vấn đề mà Thủ tướng đã giao tại cuộc làm việc này./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: An ninh kinh tế góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế  (14/05/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Giải quyết các đề xuất của Hà Nội bảo đảm khả thi, hiệu quả, kịp thời, đúng hạn  (07/05/2023)
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thành công đến từ sự hợp tác, tin tưởng, chung sức, đồng lòng  (22/04/2023)
Thủ tướng Cộng hòa Séc thăm chính thức Việt Nam  (22/04/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển