Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Giải quyết các đề xuất của Hà Nội bảo đảm khả thi, hiệu quả, kịp thời, đúng hạn
TCCS - Ngày 6-5-2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2023 và kết quả giữa nhiệm kỳ Đại hội XVII của Đảng bộ thành phố; đặc biệt, xử lý những kiến nghị và trao đổi tìm giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Dự buổi làm việc có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; các bộ trưởng, thủ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương.
Tại buổi làm việc, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương thảo luận, phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố thời gian qua; rà soát việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, các cơ chế, chính sách dành cho thành phố; kiểm điểm sự phối hợp giữa thành phố với các bộ, ngành trung ương; đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới; giải đáp các đề xuất, kiến nghị của thành phố Hà Nội.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện khá toàn diện các mặt công tác; đạt được những kết quả khá tích cực, một số mặt nổi bật. Trong đó, thành phố đã thực hiện tốt các nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh; quyết liệt thực hiện dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô; triển khai bài bản, quyết liệt, hoàn thành tốt mục tiêu kép, phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý đô thị được tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, nhất là hạ tầng giao thông... Các lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo, văn hóa, xã hội được quan tâm; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, ổn định; tích cực, chủ động trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức mà thành phố cần vượt qua, như tăng trưởng vẫn chưa cao; kết quả thực hiện đầu tư công còn hạn chế; công tác quy hoạch xây dựng, triển khai chậm; huy động nguồn lực xã hội cho các hoạt động còn hạn chế; các giá trị văn hóa làng nghề có nguy cơ mai một; kỷ luật, kỷ cương hành chính chuyển biến còn chậm; an ninh trật tự, quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cần nâng cao hiệu quả hơn.
Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trên cơ sở phân tích tình hình, quán triệt quan điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng; Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và nghị quyết của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2023, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo.
Theo Thủ tướng, Hà Nội phải khẩn trương hoàn thành quy hoạch thành phố và các quy hoạch liên quan; thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề gần đây, trong đó khắc phục các yếu kém của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; thực hiện miễn giảm thuế, phí, lệ phí; cơ cấu lại, giãn, hoãn nợ, nhóm nợ; tập trung cho 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, kinh doanh; tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh, tạo công ăn, việc làm, sinh kế cho người dân.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu thành phố tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp hướng đến những ngành nghề có ưu thế, tiềm năng dựa trên đổi mới, nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học - công nghệ; phát triển công nghiệp phụ trợ; ưu tiên đầu tư dịch vụ có giá trị gia tăng và tính liên kết ngành cao, như tài chính, logistics, thương mại điện tử…; chuyển đổi, hình thành các xây dựng khu công nghiệp xanh, sinh thái, thông minh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh; thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. Thành phố Hà Nội phải tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nghìn năm văn hiến và bảo vệ môi trường; giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm; tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực; chăm sóc, bảo đảm sức khỏe nhân dân.
Cùng với đó, Hà Nội phải tăng cường bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, nhất là người đứng đầu.
Đối với các đề xuất, kiến nghị của thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ cơ bản nhất trí xem xét, giải quyết; đồng thời giao các bộ, ngành liên quan phối hợp, hướng dẫn thành phố thực hiện theo quy định và tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các vấn đề vượt thẩm quyền./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thành công đến từ sự hợp tác, tin tưởng, chung sức, đồng lòng  (22/04/2023)
Thủ tướng Cộng hòa Séc thăm chính thức Việt Nam  (22/04/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ  (20/04/2023)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên