Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Tòa trọng tài thường trực
TCCS - Ngày 21-11-2022, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Tòa trọng tài thường trực (PCA) Marcin Czepelak, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại cuộc tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng ông Marcin Czepelak trúng cử vị trí Tổng Thư ký PCA và có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trong nhiệm kỳ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ, tích cực của PCA với Việt Nam trong thời gian qua, hoan nghênh việc PCA lựa chọn Việt Nam là nơi đặt Văn phòng đại diện, khẳng định sẽ chỉ đạo Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của Văn phòng trong khuôn khổ quy định pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, luôn đề cao chủ nghĩa đa phương, đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó có nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Việt Nam luôn đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển. Việt Nam coi trọng và đánh giá cao vai trò của PCA trong việc hỗ trợ các quốc gia giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế bằng thủ tục trọng tài.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, trong quá trình hội nhập quốc tế, các nước có trách nhiệm tuân thủ cam kết quốc tế, giải quyết hòa bình tranh chấp, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên theo luật pháp quốc tế; theo đó, phương thức trọng tài là một yêu cầu khách quan của thế giới dựa trên luật pháp quốc tế. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với hội nhập quốc tế thực chất, sâu rộng, hiệu quả, trong đó có hội nhập về luật pháp. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn hợp tác chặt chẽ với PCA trong tham vấn, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ xử lý các tranh chấp trong quá trình hội nhập quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ chia sẻ quan tâm của Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ am hiểu sâu luật pháp quốc tế, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp quốc tế, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế và cử chuyên gia tham gia các thiết chế pháp lý quốc tế và cơ chế đa phương. Thủ tướng Chính phủ bày tỏ mong muốn Văn phòng PCA tại Hà Nội sẽ tiếp nhận nhiều người Việt Nam vào làm việc, nâng cao trình độ pháp lý quốc tế của chuyên gia Việt Nam.
Tổng Thư ký Tòa trọng tài thường trực Marcin Czepelak bày tỏ tình cảm đặc biệt với Việt Nam, đánh giá cao những cam kết mạnh mẽ và vai trò của Việt Nam trong thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Tổng Thư ký nhấn mạnh, với việc ủng hộ và hỗ trợ Văn phòng PCA, Việt Nam tiếp tục thể hiện cam kết và tinh thần trách nhiệm, đóng góp thúc đẩy thực thi luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Tổng Thư ký chia sẻ rất tâm đắc với khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc Việt Nam không chọn bên mà chọn công lý, lẽ phải; đây là tôn chỉ của PCA và cũng là một trong những lý do PCA quyết định đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam. Tổng Thư ký đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam và quan hệ hợp tác tốt đẹp với các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Ngoại giao; khẳng định PCA sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và hỗ trợ các ưu tiên của Việt Nam, nhất là đào tạo đội ngũ chuyên gia pháp lý quốc tế. Tổng Thư ký Marcin Czepelak bày tỏ hy vọng Văn phòng PCA tại Hà Nội được khai trương trong chuyến thăm lần này sẽ là cầu nối tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai bên.
Tòa trọng tài thường trực (PCA) là tổ chức quốc tế liên chính phủ với 122 quốc gia thành viên, có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa quốc gia với pháp nhân nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế - đầu tư. PCA đã hỗ trợ giải quyết nhiều tranh chấp quốc tế trên các lĩnh vực như biên giới, lãnh thổ, phân định biển, kinh tế - đầu tư.
Tổng Thư ký Tòa trọng tài thường trực hiện có trụ sở chính tại Cung điện Hòa Bình, Thủ đô La Hay của Hà Lan và 5 văn phòng tại Mauritius, Buenos Aires (Argentina), Singapore, Vienna (Áo) và Hà Nội./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng  (21/11/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 - 20-11-2022)  (20/11/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Olaf Scholz thăm chính thức Việt Nam  (14/11/2022)
Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 40, 41  (12/11/2022)
Agribank tự hào là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022  (02/11/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển