Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng
TCCS - Ngày 20-11-2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương.
Theo báo cáo tại buổi làm việc, năm 2022, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã đoàn kết, quyết tâm cao, nỗ lực lớn và đạt được những kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực, ước thực hiện đạt và vượt toàn bộ 18/18 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, trong đó vượt 6 chỉ tiêu…
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương phát biểu đánh giá những kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Lâm Đồng; làm rõ tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; góp ý các giải pháp để Lâm Đồng phát triển nhanh, bền vững; đồng thời giải đáp các đề xuất, kiến nghị của Lâm Đồng.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng, biểu dương những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền, người dân, doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã đạt được trong những năm qua, nhất là trong năm 2022, kinh tế - xã hội khôi phục nhanh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng thẳng thắn chỉ rõ, là tỉnh sở hữu nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh và cơ hội nổi trội để phát triển nhanh và bền vững, đặc biệt về du lịch, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao, song Lâm Đồng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Quy mô kinh tế chỉ chiếm 1,03% quy mô kinh tế cả nước; tốc độ chuyển dịch nền kinh tế còn chậm.
Lâm Đồng chưa thực sự trở thành động lực kinh tế của khu vực Tây Nguyên; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, tính kết nối chưa cao; tình hình đời sống, việc làm của một bộ phận nhân dân còn khó khăn; trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp; việc quản lý quy hoạch, quản lý tài nguyên, bảo vệ rừng còn có những hạn chế...
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết số 23-NQ/TW, của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
“Công việc nhiều, khát vọng lớn, thời gian có hạn, sức lực chưa nhiều, nên tỉnh phải chọn việc để làm, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc gì dứt điểm việc đó; khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên”, Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng đề nghị tỉnh chú trọng hợp tác, liên kết phát triển vùng thực chất, hiệu quả, đặc biệt với vùng Đông Nam Bộ theo hành lang Quốc lộ 20 và tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. Phấn đấu xây dựng Lâm Đồng trở thành động lực tăng trưởng của khu vực Tây Nguyên và cả nước, nhất là về du lịch, dịch vụ, công nghiệp văn hóa, nông nghiệp công nghệ cao.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Lâm Đồng thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh, hài hòa, bền vững, dựa vào đổi mới sáng tạo, tăng năng suất, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, đặc biệt những lĩnh vực có tiềm năng lớn, như du lịch, dịch vụ, logistic, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ...
Bên cạnh đó, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi có năng suất, giá trị cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, dược liệu; tập trung xây dựng một số sản phẩm thương hiệu quốc gia.
Thủ tướng đề nghị tỉnh làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch để tạo không gian phát triển mới, thúc đẩy phát triển toàn diện. Phát triển, quản lý đô thị và bố trí dân cư, bảo đảm phù hợp với điều kiện đặc trưng về sinh thái, bản sắc văn hóa Tây Nguyên, lấy Đà Lạt làm trung tâm.
Đặc biệt, tỉnh cần triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, bảo đảm phúc lợi xã hội; chú trọng quản lý đất đai, tài nguyên, rừng, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống tốt đẹp, các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu của các dân tộc Tây Nguyên.
Thủ tướng đề nghị Lâm Đồng giữ vững ổn định chính trị, ninh, trật tự, an toàn xã hội; tập trung đấu tranh, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội; đẩy mạnh thực hiện các kết luận thanh tra, điều tra và thi hành các bản án, góp phần tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, củng cố niềm tin của nhân dân; coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
Tỉnh tiếp tục tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng và đạo tào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đối với các ý kiến đề xuất, kiến nghị của tỉnh Lâm Đồng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với ý kiến của lãnh đạo các bộ, ngành; đồng thời có ý kiến trực tiếp đối với từng đề xuất, kiến nghị của tỉnh; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Lâm Đồng để xem xét, giải quyết, trên cơ sở bảo đảm đúng quy định, phù hợp với tình hình chung và đặt trong mối quan hệ với cả vùng, cả nước. Trong đó, những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của bộ, ngành nào thì bộ, ngành đó chủ trì, phối hợp giải quyết, vấn đề vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét.
* Cùng ngày, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 6-10-2022, của Bộ Chính trị, về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư vùng, với chủ đề “Phát triển xanh - hài hòa - bền vững”./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 - 20-11-2022)  (20/11/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Olaf Scholz thăm chính thức Việt Nam  (14/11/2022)
Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 40, 41  (12/11/2022)
Agribank tự hào là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022  (02/11/2022)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên