Hà Nội nỗ lực nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh
TCCS - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) vừa công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021. Theo kết quả công bố, Hà Nội đạt điểm số 44,45 điểm, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố, tăng 39 bậc so với năm 2020.
Chuyển biến tích cực
Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là chương trình nghiên cứu quan trọng về quản trị do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam đề ra từ năm 2009. Chỉ số PAPI đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả và chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương ở 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam nhằm thúc đẩy xây dựng quản trị hiệu quả và chủ động đáp ứng nhu cầu của người dân. PAPI năm 2021 gồm 8 chỉ số nội dung, đó là: Sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; quản trị điện tử. PAPI năm 2021 được khảo sát từ 15.833 người trả lời (quy mô, cỡ mẫu lớn nhất từ năm 2009 đến nay) tại 63 tỉnh, thành phố.
So sánh với kết quả của năm 2020, 30 tỉnh, thành phố đã cải thiện hiệu quả hoạt động trong cung ứng dịch vụ công, quản trị môi trường và quản trị điện tử. Tuy nhiên, 30 tỉnh, thành phố có sự sụt giảm về điểm ở các chỉ số nội dung “tham gia của người dân ở cấp cơ sở”, “công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương”, “trách nhiệm giải trình với người dân” và “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”. Nhiều tỉnh, thành phố trong nhóm dẫn đầu tập trung ở khu vực phía Bắc. Ngược lại, phần lớn các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thuộc nhóm trung bình thấp hoặc thấp nhất. Theo PAPI năm 2021, người dân cho biết kết cấu hạ tầng cơ bản được cải thiện với chất lượng đường sá, nước sạch và vệ sinh môi trường tốt hơn. Người dân tham gia khảo sát cũng cho biết tình hình tội phạm an ninh, trật tự địa bàn khu dân cư cũng giảm. Năm 2021 là năm Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, PAPI cho thấy mối quan tâm về sức khỏe của người dân, với tỷ lệ quan ngại về y tế và bảo hiểm y tế tăng mạnh từ 2% lên 23% chỉ trong hai năm. Cùng với đó, tỷ lệ người dân hài lòng với cách ứng phó với đại dịch COVID-19 của các cấp chính quyền giảm từ 89% năm 2020 xuống còn 84% năm 2021.
Thành phố Hà Nội có tổng số điểm chỉ số PAPI năm 2021 đạt 44,45 điểm. Trong đó, chỉ số “tham gia của người dân ở cấp cơ sở” đạt 5,01/10 điểm; “công khai, minh bạch” đạt 5,93/10 điểm; “trách nhiệm giải trình với người dân” đạt 4,33/10 điểm; “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” đạt 7,08/10 điểm; “thủ tục hành chính công” đạt 7,54/10 điểm; “cung ứng dịch vụ công” đạt 7,79/10 điểm; “quản trị môi trường” đạt 3,16/10 điểm; “quản trị điện tử” đạt 3,61/10 điểm… Hà Nội đã có sự chuyển biến tích cực khi chỉ còn 1 chỉ số nội dung “quản trị môi trường” vẫn nằm trong nhóm điểm thấp nhất (năm 2020 có “quản trị môi trường” và “thủ tục hành chính công” nằm trong nhóm này). Năm 2021, Hà Nội không còn nhóm chỉ số nội dung nào nằm trong nhóm điểm trung bình thấp (năm 2020 có 4 chỉ số nội dung nằm trong nhóm này); có 4 chỉ số nội dung nằm trong nhóm trung bình cao là “tham gia của người dân ở cấp cơ sở”, “trách nhiệm giải trình với người dân”, “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”, “cung ứng dịch vụ công” (năm 2020 có 2) và 3 chỉ số nội dung nằm trong nhóm cao nhất là “công khai, minh bạch”, “thủ tục hành chính công”, “quản trị điện tử” (năm 2020 không có chỉ số nội dung nào thuộc nhóm cao nhất). Với kết quả này, chỉ số PAPI năm 2021 của Hà Nội tăng 39 bậc so với năm 2020 (năm 2020 đạt 41,629/80 điểm), nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố có điểm tổng hợp chỉ số PAPI cao nhất, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố và vượt chỉ tiêu đặt ra tại Kế hoạch số 179/KH-UBND, ngày 4-8-2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Nỗ lực cải thiện, nâng cao hiệu quả quản trị
Để cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 164/KH-UBND, ngày 13-6-2022 về Cải thiện, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh của thành phố Hà Nội năm 2022. Theo đó, nội dung tập trung vào việc quán triệt về nhận thức trong các cấp lãnh đạo từ thành phố đến cơ sở về ý nghĩa, bản chất của Chỉ số PAPI, những lợi ích của Chỉ số mang lại đối với công tác điều hành của chính quyền các cấp. Trên cơ sở phân tích kết quả về điểm số các chỉ số nội dung và nội dung thành phần, các cơ quan, đơn vị xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế, tồn tại trên từng lĩnh vực, từng thước đo cụ thể, từ đó đề ra các giải pháp đột phá nhằm tiếp tục cải thiện và đổi mới phương thức phục vụ nhân dân trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Trên cơ sở phân tích kết quả Chỉ số PAPI năm 2021, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần xây dựng kế hoạch năm 2022, trong đó xác định các nhiệm vụ cụ thể; chủ động trong thực hiện và phối hợp giữa các đơn vị, địa phương. Các đơn vị được giao nhiệm vụ cụ thể cần bám sát kế hoạch, chủ động tham mưu, tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian và chất lượng nhiệm vụ. Các sở, cơ quan tương đương sở được thành phố giao trách nhiệm chủ trì tham mưu đối với các chỉ số nội dung, nội dung thành phần giảm điểm so với năm 2020, hoặc trong nhóm thấp nhất cả nước (nhóm 4) xây dựng báo cáo phân tích chi tiết, chỉ rõ yếu tố là nguyên nhân gây giảm điểm hoặc điểm số thấp và bổ sung vào nhiệm vụ năm 2022 các giải pháp khắc phục, có định lượng cụ thể.
Đối với ủy ban nhân dân các quận, huyện thị xã, cần tăng cường tuyên truyền tới người dân, từng khu dân cư, tổ dân phố về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và địa phương; phổ biến các chính sách của nhà nước, quy định của thành phố, địa phương, những nội dung liên quan quyền lợi, nghĩa vụ trực tiếp tới người dân, cung cấp thông tin về hoạt động của bộ máy chính quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, bộ phận chuyên môn, các vị trí lãnh đạo, quản lý của địa phương. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chính quyền về xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người dân trong việc bầu cử các cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cho người dân ở các cấp; bàn bạc, đóng góp ý kiến, quyết định của người dân theo quy định; bảo đảm quyền được khuyến khích người dân phát huy vai trò, trách nhiệm đóng góp ý kiến, động viên, cổ vũ, giám sát chính quyền. Thực hiện đầy đủ, trách nhiệm các quy định về công khai minh bạch; trách nhiệm giải trình đối với người dân; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, trọng tâm là giải quyết thủ tục hành chính tại xã, phường, thị trấn. Phối hợp, đối ứng trách nhiệm với các ngành chức năng, các đơn vị, tổ chức có liên quan để nâng cao chất lượng các dịch vụ công ích phục vụ nhân dân (khám chữa bệnh; bảo hiểm y tế; giáo dục tiểu học; hạ tầng căn bản, dịch vụ tư pháp ...); phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường, quản trị điện tử; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra; chủ động trong tự kiểm tra; chú trọng kiểm tra đột xuất đối với cấp dưới, cấp trực thuộc. Linh hoạt trong hình thức kiểm tra, thời gian kiểm tra, phương thức kiểm tra; lồng ghép phù hợp việc kiểm tra thực hiện nội dung cải thiện Chỉ số PAPI vào nội dung kiểm tra của các đoàn công tác khác trên cùng địa bàn. Chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, thiếu sót trong thực thi nhiệm vụ, đặc biệt ở cấp chính quyền cơ sở… Chính quyền các cấp chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp trong việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; trong hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc kế hoạch và các nhiệm vụ khác./.
Hà Nội: Kết hợp nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới  (08/08/2022)
Tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, tạo môi trường cho khởi nghiệp, đầu tư, kinh doanh  (30/06/2022)
Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Nam Định năm 2021 tăng 7 bậc  (15/06/2022)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội  (12/05/2022)
Bộ Chính trị họp cho ý kiến về Đề án tổng kết Nghị quyết về phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020  (01/04/2022)
Xây dựng văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay  (01/04/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển