Bế mạc Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
TCCS - Ngày 13-5-2022, tại nhà Quốc hội, sau ba ngày làm việc tích cực, trách nhiệm, hiệu quả, với sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 11.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan hữu quan khẩn trương tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện các báo cáo, các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 sắp tới.
Với các nội dung cụ thể tại phiên họp, các Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành đều đã có kết luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có thông báo kết luận về từng nội dung cụ thể để các cơ quan có cơ sở tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ dự thảo, báo cáo trình Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội tiếp tục cải tiến trong xây dựng các báo cáo tóm tắt để trình Quốc hội. Theo đó, nội dung cần bám sát báo cáo đầy đủ, chủ yếu thể hiện những vấn đề lớn, những vấn đề quan trọng để báo cáo Quốc hội, có gợi ý tập trung thảo luận. Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, các dự án luật dự kiến trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3 cơ bản hoàn thiện. Các dự án trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu cũng đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Do đó, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan cần tập trung cho Kỳ họp thứ 3, để kỳ họp đạt chất lượng tốt nhất.
Liên quan đến dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp của Quốc hội (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất tạm thời chưa trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 3, để cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra hoàn thiện thêm hồ sơ, tài liệu và các báo cáo.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng, hoàn thiện nội dung theo hướng mở rộng dân chủ, tăng tính pháp quyền, bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của Quốc hội, tăng tính chủ động, trách nhiệm và thích ứng, phấn đấu để có một kỳ Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại.
Về việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp khẩn trương hoàn thiện và xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phát hành chính thức về thời gian, bố trí dự kiến nội dung chương trình của kỳ họp.
Tại Phiên họp thứ 11, với sự nhất trí cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập thị trấn Phương Sơn, huyện Lục Nam và thành lập thị trấn Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan hữu quan khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị quyết để sớm ký ban hành.
Về phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cao về mặt chủ trương, đồng thời lưu ý một số nội dung chưa đầy đủ, chưa rõ, chưa bảo đảm tiêu chí thì tạm thời chưa xem xét phân bổ nội dung này; đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải có báo cáo thêm với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục rà soát đề xuất các dự án và sớm trình lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
* Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1); Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1); Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1). Trình bày báo cáo thẩm tra các dự án xây dựng đường bộ cao tốc trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư các dự án. Các dự án được lập cơ bản phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng thông qua; Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phù hợp với quy hoạch có liên quan. Đồng thời, việc đầu tư các tuyến cao tốc sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các vùng có tuyến cao tốc đi qua, giúp tăng cường việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Một số ý kiến đề nghị cần đánh giá kỹ tính cấp thiết, khả năng bố trí nguồn lực, đánh giá tác động của việc sử dụng vốn đầu tư công triển khai cùng lúc nhiều dự án hạ tầng giao thông đối với lạm phát, khả năng giải ngân, hấp thụ vốn, sự cân đối và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, năng lực quản lý, nguồn nhân lực, khả năng gây ra tình trạng khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là những dự án hết sức quan trọng đối với các địa phương; muốn làm nhanh nhưng phải tương xứng với năng lực, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Ý kiến của cơ quan thẩm tra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Kiểm toán nhà nước đều cho rằng, tiến độ phân kỳ không khả thi, bởi mục tiêu là đến năm 2025 phải cơ bản hoàn thành các dự án, nhưng hiện đã là giữa năm 2022. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, phải chăng trong nghị quyết phải có cam kết trách nhiệm chính trị, trách nhiệm hành chính của từng cấp, địa phương…
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra nhằm hoàn thiện hồ sơ, tờ trình, khẩn trương báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hoặc quyết định phương án phân bổ vốn của Chương trình phục hồi, vốn từ tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021, vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn chưa phân bổ chi tiết để có căn cứ phân bổ vốn cho ba dự án này.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ những yếu tố tác động đến việc triển khai dự án để tính toán, thuyết minh, làm rõ thời gian và các cam kết trách nhiệm hoàn thành các dự án, bảo đảm tính khả thi của các dự án. Nhấn mạnh diện tích đất phải thu hồi để thực hiện ba dự án là rất lớn, liên quan đến nhiều địa phương, có ảnh hưởng đến nhiều hộ dân, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo rõ phương án, giải pháp thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ tái định cư bảo đảm công khai, minh bạch, ổn định cuộc sống của người dân và tiến độ thực hiện dự án.
Chính phủ rà soát lại các cơ chế, chính sách đặc thù, chỉ đề nghị Quốc hội những cơ chế cấp bách, thực sự cần thiết, tương ứng với việc bố trí các nguồn vốn, không dàn trải chính sách đặc thù, làm phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật; đồng thời lưu ý cần phân định rõ quyền hạn, cơ chế phối hợp, trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan liên quan, các địa phương tại từng mức độ thực hiện dự án./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Lễ khai mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 - SEA Games 31  (12/05/2022)
Khai mạc Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (11/05/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển