Gần 1.000 đại biểu về dự Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII
TCCS – Ngày 9-3-2022, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027, tổ chức phiên trù bị.
Về dự Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 có gần 1.000 đại biểu chính thức là những phụ nữ tiêu biểu, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ, các dân tộc, tôn giáo, các độ tuổi, ngành, nghề, các lĩnh vực công tác và các vùng, miền khác nhau trong cả nước, trong đó: Ủy viên Ban chấp hành đương nhiệm khóa XII là 152 đại biểu; đại biểu bầu là 774 đại biểu; đại biểu chỉ định là 74 đại biểu.
Về độ tuổi: Độ tuổi trung bình của đại biểu là 48 tuổi; trong đó, đại biểu cao tuổi nhất là Trần Tố Nga, 80 tuổi thuộc Đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh; đại biểu trẻ tuổi nhất là Lê Mỹ Quỳnh, 24 tuổi, chuyên gia nghiên cứu bảo mật, thủ khoa đầu ra Học viện Kỹ thuật Mật mã năm 2021 thuộc Đoàn đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam.
Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 có nhiệm vụ đánh giá phong trào phụ nữ và hoạt động hội 5 năm qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022 - 2027. Đại hội lần này có một số điểm mới như: Trong quá trình chuẩn bị, dự thảo Báo cáo chính trị được thảo luận, lấy ý kiến từ đại hội cấp huyện. Các vấn đề, giải pháp mới đều có các nghiên cứu chuyên đề triển khai trước khi xây dựng dự thảo văn kiện, để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp cho 5 năm tới. Cùng với đó là tổ chức 5 trung tâm thảo luận để các đại biểu hiến kế những vấn đề lớn liên quan đến nhiệm vụ, giải pháp công tác hội trong thời gian tới; các hoạt động bên lề hưởng ứng các phong trào lớn của đất nước...
Phát biểu tại phiên trù bị, đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XII nêu rõ, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của phụ nữ cả nước và các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Các nội dung của đại hội đã được Ban Tổ chức đại hội chuẩn bị kỹ lưỡng và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành và của xã hội. Đại hội cũng sẽ tiến hành nhiều nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy công tác hội và phong trào phụ nữ trong 5 năm tới.
Với tinh thần đó, đồng chí Hà Thị Nga đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần dân chủ và trách nhiệm, hoàn thành toàn bộ nội dung phiên trù bị, làm tiền đề để tổ chức các phiên chính thức cũng như các hoạt động bên lề đại hội. Đồng thời mong muốn các đại biểu cùng với Ban Tổ chức đại hội khắc phục khó khăn, tuân thủ nghiêm túc các điều kiện phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe để tham gia đầy đủ các hoạt động, góp phần vào thành công chung của đại hội.
Tại phiên trù bị Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao bằng khen tặng 13 đơn vị có công trình, phần việc vượt khó sáng tạo chào mừng Đại hội.
Đây là lần đầu tiên, Trung ương Hội đổi mới cách thức lựa chọn 13 công trình, phần việc xuất sắc tiêu biểu toàn quốc thông qua bình chọn trực tuyến thực hiện theo 2 vòng. Vòng 1: bình chọn trên fanpage của Hội Liên hiệp Phụ nữ 8 tỉnh/thành phố, đơn vị cụm trưởng để đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tương tác và bình chọn, mỗi cụm lựa chọn 3 công trình, phần việc tiêu biểu có số lượt tương tác cao nhất cùng với 8 công trình/phần việc do Trung ương Hội đề cử đưa vào vào bình chọn vòng 2. Vòng 2 có 32 công trình, phần việc được tăng tải trên fanpage của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để cán bộ, hội viên phụ nữ cả nước vào tương tác, bình chọn.
Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XII đã phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII với chủ đề 130 công trình, phần việc vượt khó, sáng tạo, hiệu quả chào mừng Đại hội; phấn đấu khi kết thúc đợt thi đua, mỗi tỉnh, thành phố, đơn vị giới thiệu ít nhất một công trình, phần việc, hành động thiết thực xuất sắc của tập thể và một hành động thiết thực xuất sắc của cá nhân để Trung ương Hội lựa chọn 130 công trình, phần việc xuất sắc tiêu biểu.
Hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt, nhiều tỉnh, thành phố đã phát động đợt thi đua trong hệ thống với chỉ tiêu cụ thể đối với cấp huyện và cơ sở, đăng ký và triển khai thực hiện các công trình, phần việc chào mừng. Cụ thể: Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã thực hiện 105.162 công trình, phần việc, hành động; trong đó các cấp hội đã vận động, trao tặng 511.988 suất quà, xây mới và sửa chữa 2.084 mái ấm tình thương, nhận chăm sóc và đỡ đầu 5.747 trẻ mồ côi do dịch COVID-19, hỗ trợ 3.042 mô hình sinh kế, tôn tạo 180 di tích, xây dựng và sửa chữa 918 công trình đường và trường học, trang trí và vệ sinh 6.553 đoạn đường… với tổng giá trị 625 tỷ đồng.
Ngày 10-3-2022, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 bước vào phiên chính thức./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Việt Nam đã tạo được môi trường để phụ nữ khẳng định vị thế và đóng góp cho xã hội  (20/10/2021)
Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ hội liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh, huyện  (10/10/2021)
Phụ nữ Việt Nam khơi dậy khát vọng phát triển, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng  (11/07/2021)
Phụ nữ Việt Nam - những chặng đường vẻ vang dưới cờ Đảng quang vinh  (22/11/2020)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam